VCCI kiến nghị mở rộng phạm vi, quy mô hỗ trợ doanh nghiệp

(BKTO) - Góp ý cho Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp về thu ngân sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân chịu tác động của dịch Covid-19 (Dự thảo) do Bộ Tài Chính chủ trì soạn thảo, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiến nghị cần mở rộng phạm vi và quy mô khoản hỗ trợ cho các DN, hộ kinh doanh.



                
   

VCCI kiến nghịcần mở rộng phạm vi và quy mô khoản hỗ trợ cho các DN, hộ kinh doanh - Ảnh minh họa: VGP

   

Kiến nghị kéo dài chính sách hỗ trợ đến hết tháng 6/2022

VCCI đánh giá, theo kết quả điều tra gần 12.000 DN tại 63 tỉnh, thành phố mà VCCI tiến hành cuối năm 2020, các nhóm giải pháp hỗ trợ về thu ngân sách là nhóm giải pháp có hiệu ứng và tác động tốt nhất với các DN.

Vì thế, VCCI cho rằng, việc Chính phủ xây dựng Dự thảo trong thời điểm này là hết sức cần thiết. Đây được xem là giải pháp kịp thời hỗ trợ người dân, DN đang gặp rất nhiều khó khăn bởi dịch bệnh.

Theo đề xuất trong Dự thảo, các giải pháp hỗ trợ về thuế gồm: Giảm thuế thu nhập DN phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế thu nhập DN có tổng doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) kể từ thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết đến hết ngày 31/12/2021 đối với DN trong một số ngành, lĩnh vực; giảm số thuế phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV của năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, hình thức khai thuế, nộp thuế.

Như vậy, thời hạn áp dụng cho các giải pháp hỗ trợ này chỉ giới hạn trong năm 2021. Tuy nhiên, VCCI cho rằng, sớm nhất phải đến quý I/2022, các hoạt động kinh doanh mới có thể trở lại trạng thái bình thường mới, DN sẽ dần khôi phục được tình hình sản xuất, kinh doanh của mình.

Do đó, để bảo đảm tính hiệu quả, ổn định và có hiệu lực thực tế của chính sách hỗ trợ, VCCI đề nghị điều chỉnh thời hạn áp dụng các biện pháp hỗ trợ đến hết tháng 6/2022.

Bên cạnh đó, Dự thảo cũng đưa ra mức giảm thuế VAT cho các loại hình dịch vụ (như du lịch, nhà hàng, khách sạn, vận tải, chiếu phim…) là 30%. Tuy nhiên, VCCI cho rằng, mức hỗ trợ này cần mở rộng ra đến 50% để tạo ra hiệu ứng tác động lớn hơn và hỗ trợ hồi phục mạnh hơn đối với các ngành đang chịu ảnh hưởng cực kỳ nặng nề bởi dịch bệnh.

VCCI cho biết, theo quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa 2017, một trong những tiêu chí xác định DN nhỏ và vừa là có tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ. Mặt khác, cũng theo Báo cáo Đánh giá tác động của dịch Covid-19 đối với DN Việt Nam, các DN có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa có mức giảm doanh thu khá lớn và chịu tác động nặng nề bởi dịch Covid-19.

Vì thế, chính sách giảm thuế cho DN có doanh thu 2021 không quá 200 tỷ sẽ loại bỏ một số DN nhỏ và vừa ra khỏi đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ này. Do đó, VCCI kiến nghị cần xác định đối tượng được hưởng chính sách giảm thuế thu nhập DN là các DN có tổng doanh thu của năm 2020 không quá 300 tỷ đồng.

Kiến nghị hỗ trợ chi phí phát sinh cho DN khi thực hiện giãn cách xã hội

Theo VCCI, hiện nay, để thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, nhiều DN đang cố gắng cầm cự hoạt động và chịu rất nhiều chi phí liên quan đến phòng chống dịch như chi phí xét nghiệm định kỳ, chi phí tổ chức sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ”, “1 cung đường - 2 địa điểm”…

Theo phản ánh từ các DN thì các chi phí phòng chống dịch bệnh này quá lớn, khiến cho DN không thể có hiệu quả kinh doanh, vốn tự có của DN đang bị ăn mòn. Việc DN cố gắng cầm cự, duy trì sản xuất, đặc biệt là tại các địa phương đang bị phong toả, giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ là nỗ lực để tạo công ăn việc làm cho người lao động và giữ được khách hàng.

Chính vì vậy, VCCI đề nghị bổ sung các giải pháp hỗ trợ DN chi phí về phòng chống dịch bệnh trong quá trình duy trì sản xuất, ít nhất là tại các địa phương đang trong thời kỳ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, thành các khoản được hỗ trợ từ ngân sách, được khấu trừ trong các khoản nộp ngân sách kỳ tiếp sau.

“Đây là giải pháp hỗ trợ trực tiếp và thiết thực dành cho các DN gặp khó khăn về dịch bệnh. Chính sách này cũng rất công bằng, những DN nào cố gắng cao nhất để thực hiện chủ trương của Chính phủ về duy trì mục tiêu kép thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ và DN nào nỗ lực duy trì được càng nhiều việc làm thì được Nhà nước hỗ trợ càng lớn” - Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết./.
DIỆU THIỆN
Cùng chuyên mục
  • 8 nhóm khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối diện
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - “Đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 với biến chủng Delta, đặc biệt bắt đầu từ tháng 7/2021 đã khiến cho những mảng màu xám loang rất nhanh trong bức tranh toàn cảnh DN. Các DN vốn đã bị tổn thương lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết”.
  • Hiện tượng tăng giá đất nền cục bộ đã được kiểm soát
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Bộ Xây dựng cho biết, trong quý II/2021, hiện tượng tăng giá cục bộ đất nền tại các địa phương đã kịp thời được kiểm soát; các hoạt động kinh doanh bất động sản, môi giới bất động sản thiếu tính pháp lý, gây nhiễu loại thị trường đã được kịp thời chấn chỉnh.
  • Thúc đẩy các giải pháp tiêu thụ trong nước, xúc tiến xuất khẩu nông, thủy sản
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Dẫn số liệu thống kê về lượng hàng hóa nông sản, thủy sản và sản phẩm chăn nuôi cần được hỗ trợ tiêu thụ tại 26 tỉnh, thành phố phía Nam, miền Trung, Tây Nguyên và một số tỉnh phía Bắc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, tổng số có gần 5 triệu tấn lúa; 3,7 triệu tấn rau, củ quả; hơn 4 triệu tấn trái cây; 120.000 tấn hải sản; 80.000 tấn lợn hơi; 600.000 tấn thịt gà và khoảng 400 triệu quả trứng…
  • HOSE nhận lại cổ phiếu giao dịch tạm thời trên HNX và cổ phiếu niêm yết mới
    3 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), các DN thuộc diện chuyển giao dịch tạm thời sẽ không xem xét lại các điều kiện, hồ sơ niêm yết; đồng thời, Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ tiếp nhận cổ phiếu niêm yết mới theo quy định.
  • Sản lượng tiêu thụ điện tăng cao, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, sản lượng tiêu thụ điện bình quân của toàn miền Bắc trong tuần qua (từ 31/7 đến 06/8) ở mức 379 triệu kWh/ ngày, cao hơn tới 25% so với cùng kỳ năm 2020.
VCCI kiến nghị mở rộng phạm vi, quy mô hỗ trợ doanh nghiệp