Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam khi gửi thông điệp trực tuyến đến Phiên họp cấp cao Khóa họp thường kỳ lần thứ 49 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc diễn ra tại Geneva, Thụy Sỹ vào ngày 02/03.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu trực tuyến gửi thôngđiệpđếnPhiên họp cấp cao Khóa họp thường kỳ lần thứ 49 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.Ảnh: BNG |
Phiên họp tập trung thảo luận,đề cập đến những vấn đề thời sự, cấp thiết hiện nay và những ưu tiên của cộng đồng quốc tế trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên toàn thế giới.
Trong thông điệp gửi đến Phiên họp, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định thế giới hiện đang trong thời điểm quan trọng, tương lai của thế giớiđang được định hình bởi những vấn đề toàn cầu có tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống.
Trong đó, đại dịch Covid-19 không chỉ tác động về kinh tế mà còn làm gia tăng bất bình đẳng xã hội, xóa bỏ nhữngthành tựu phát triển của thế giới nhiều năm qua.
Bên cạnh đó, bạo lực, xung đột vũ trang tiếp tục nổ ra và diễn biến phức tạp, không chỉ đe dọa hòa bình, an ninh và phát triển mà còn làm xói mòn khả năng phục hồi mạnh mẽ, bền vững của kinh tế thế giới. Trong khi đó, biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường tiếp tục là nhữngthách thức sống còn, tác động tới mọi quốc gia, mọi dân tộc.
Dù vậy, Trưởng đoàn Việt Nam cũng nhấn mạnh thế giớiđang có cơ hội lớn chưa từng có để định hình tương lai tốt đẹp nhờ nhữngtiến bộ về khoa họccông nghệ và đổi mới sáng tạo. Các tiến bộ này sẽ giúp các quốc giatăng cường kết nối với nhau, tăng cường hiểu biết, đối thoại và hợp tác để giải quyết các vấn đề chung. Bên cạnh đó, các quốc giacũng cần vận dụng những tiến bộ đó để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.
Thông điệp của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng khẳng định những giá trị mà Việt Nam luôn phấn đấu mang lại cho người dân nước mình cũng chính là những giá trị mà Liên Hợp Quốc cam kết mang lại cho nhân loại.
Theo đó, việc lấy người dân là trung tâm, là động lực của phát triển chính là chủ trương xuyên suốt của Việt Nam. Cách tiếp cận tổng thể, cân bằng đó đã giúp Việt Nam xử lý nhiều thách thức, đạt được nhiều thành tựu phát triển về mọi mặt kinh tế - xã hội, mà mới đây nhất là trong ứng phó với đại dịch Covid-19. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam hiện nay nằm trong số những nước có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cao nhất thế giới và đã sẵn sàng cho phục hồi xanh, bao trùm sau đại dịch.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tái khẳng định mong muốn đóng góp của Việt Nam thông qua việc ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 với thông điệp “Tôn trọng lẫn nhau, đối thoại và hợp tác, bảo đảm quyền con người cho tất cả mọi người”.
Cụ thể, Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan để thúc đẩy các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, tăng cường hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân quyền thông qua đối thoại, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.
Việt Nam cũng quan tâm đến việc bảo đảm quyền con người một cách toàn diện trên tất cả các khía cạnh, trong đó ưu tiên bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới; bảo đảm quyền con người trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, nhất là trong việcứng phó với biến đổi khí hậu.
Việt Nam cũng ưu tiên thúc đẩy quyền bảo vệ sức khỏe con người trong bối cảnh phòng chống đại dịch Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm, quyền của người dânđược có việc làm tử tế gắn với thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), quyền được tiếp cận các hoạt độnggiáo dục có chất lượng.../.
DIỆU THIỆN