WB hỗ trợ 125 triệu USD giúp thành phố Hồ Chí Minh phát triển đô thị bền vững

(BKTO) - Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phê duyệt gói tín dụng trị giá 125 triệu USD để hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh tăng cường nền tảng thể chế phục vụ phát triển đô thị bền vững. Gói tín dụng do Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) cung cấp.



Đây là chương trình hỗ trợ ngân sách đầu tiên của WB cho cấp địa phương ở Việt Nam, ghi dấu bước chuyển hướng chiến lược trong hoạt động hợp tác của Ngân hàng, từ chỗ cho vay đầu tư theo ngành, sang hỗ trợ cải cách thể chế và chính sách liên ngành ở cấp địa phương.

Mục tiêu của chương trình hỗ trợ chính sách nhằm loại bỏ những rào cản thể chế tạo điều kiện cho thành phố Hồ Chí Minh vốn là cỗ máy kinh tế và thành phố lớn nhất ở Việt Nam xử lý những thách thức cấp thiết nhất về quản trị đô thị. Là một cực tăng tưởng quan trọng, đi đầu trong hiện đại hóa kinh tế và đóng góp 21% vào GDP của Việt Nam, những cải cách này dự kiến sẽ đem lại lợi ích không chỉ cho thành phố mà còn lan tỏa ra cả nền kinh tế.

Theo ông Ousmane Dione- Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam: “Thành phố Hồ Chí Minh là đại đô thị mới nổi trên toàn cầu và là trung tâm kinh tế với rất nhiều cơ hội, nhưng đồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng về đô thị. Để quản lý thành công quá trình tăng trưởng đô thị đang diễn ra nhanh chóng, yêu cầu đặt ra là phải quản trị đô thị theo cách tích hợp và hiệu quả, đồng thời phải đầu tư đầy đủ cho dịch vụ và hạ tầng đô thị. Thực hiện những yêu cầu đó trong môi trường tài khóa hạn chế càng cho thấy nhu cầu phải huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả.”
                
   

Gói hỗ trợ sẽ góp phần giúp Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hạ tầng giao thông đô thị- Ảnh: ST

   
Chương trình hỗ trợ chính sách này được thiết kế nhằm mở ra những cải cách tích hợp có tính liên ngành trong các lĩnh vực vô cùng quan trọng để phát triển đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm quy hoạch sử dụng đất, quản trị tài khóa, quản lý rác thải, giao thông công cộng, và năng lực cạnh tranh kinh tế. Chương trình này được thiết kế xoay quanh ba trụ cột: dữ liệu thông tin không gian tích hợp và minh bạch phục vụ quản lý đô thị; tăng cường về quản lý tài sản có và tài sản nợ của khu vực nhà nước; đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ đô thị ưu tiên.

Đây là lần đầu tiên một đối thoại chính sách tổng thể cho toàn thành phố được thiết lập để thúc đẩy phối hợp giữa các sở, ban, ngành khác nhau, góp phần thiết kế và triển khai kịp thời những cải cách thể chế quan trọng.

Đ. KHOA
Cùng chuyên mục
  • Phân cấp mạnh hơn thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Ngày 16/5, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
  • Phát triển kinh tế số và hội nhập CPTPP
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Kinh tế số và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là 2 trong số 6 chuyên đề thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019 thu hút được nhiều ý kiến của các đại biểu, chuyên gia, nhà hoạch định chính sách. Theo các chuyên gia, phát triển kinh tế số là nền tảng quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Còn hội nhập CPTPP là mở rộng cánh cửa cho hàng Việt ra thế giới.
  • Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019- 2020
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Ngày 30/4/2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã ký Quyết định số 474/QĐ- TTg ban hành Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019- 2020.
  • Hoàn thiện chính sách, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Thực hiện chủ trương, định hướng của Chính phủ về việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), cùng với việc phát triển nhiều phương thức thanh toán mới hiện đại, dễ sử dụng cho khách hàng lựa chọn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã và đang tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách về thúc đẩy TTKDTM nói chung cũng như thanh toán dịch vụ công nói riêng, nhằm đưa hoạt động thanh toán điện tử trở thành xu hướng ở Việt Nam.
  • Cân đối thu - chi ngân sách nhà nước:  Cần những giải pháp bền vững
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Khoảng 10 năm gần đây, Việt Nam luôn duy trì quy mô chi tiêu công ở mức cao trong khi nguồn thu ngân sách không đủ để bù đắp. Do vậy, thâm hụt NSNN thường xuyên ở mức cao và hiện đang ở mức cao nhất trong khu vực. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng dài hạn, ổn định kinh tế vĩ mô và khả năng chống chọi với các cú sốc của nền kinh tế. Giới chuyên gia đã đề xuất các giải pháp hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.
WB hỗ trợ 125 triệu USD giúp thành phố Hồ Chí Minh phát triển đô thị bền vững