Điều hành kinh tế và những câu hỏi ngỏ

(BKTO)-Giữa lúc tăng trưởng GDP của Việt Nam đang chậm lại, lạm phát có xuhướng tăng, thị trường trong nước và thế giới vẫn đang biến động, nhiều câu hỏiđã được đặt ra đối với công tác điều hành của Chính phủ. Có nhất thiết theođuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% ? Trong điều hành kinh tế, điều gì sẽxảy ra nếu Chính phủ tiếp tục đi theo con đường cũ?




Nhiều chuyên gia đánh giá kinh tế Việt Nam khó cán đích mục tiêu tăng trưởng trong năm 2016. Ảnh: TS
Có nên kiên định mục tiêu tăng trưởng?

Một phép tính mà nhiều chuyên gia nhấn mạnh thời gian gần đây là: Nửa đầu năm 2016, GDP tăng 5,52% nên để thực hiện mục tiêu 6,7% GDP cả năm thì tăng trưởng trong hai quý cuối năm sẽ phải đạt 7,6%. “Điều này có nghĩa tăng trưởng cao hơn 2 điểm phần trăm, một tiền lệ chưa từng có trong quá trình phát triển của nước ta cũng như trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế là tiến trình liên tục, mang quán tính cao nên khó có thể tăng nhanh trong khoảng thời gian ngắn” - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP) - Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Đức Thành phân tích.

Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Đức Thành còn nhận định: Khả năng lạm phát tăng trở lại trong nửa cuối năm là không thể tránh khỏi, khi giá hàng hóa cơ bản trên thế giới hồi phục kết hợp với những điều chı̉nh giá trong nước. Trong khi đó, cung tiền đang có xu hướng được điều chỉnh tăng cao. Mặt khác, để triển khai sâu rộng và hiệu quả Nghị quyết 35/NĐ-CP của Chính phủ, cần có thời gian và sự phối hợp của các Bộ. Hơn nữa, cơ cầu thu ngân sách đang dần dịch chuyển do một số nguồn thu suy giảm, trong đó có các khoản lợi tức từ các DNNN. Do vậy, TS. Nguyễn Đức Thành dự báo tăng trưởng kinh tế 2016 sẽ ở mức 6% hoặc thấp hơn.

Dự báo trên cũng chính là con số mà các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra tại buổi Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ngày 19/7. Theo WB, kinh tế vĩ mô Việt Nam trong trung hạn vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro bất lợi, kìm hãm tiềm năng tăng trưởng như: sự phục hồi chậm hoặc giảm mạnh của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, hạn hán kéo dài, tiến độ tái cơ cấu còn chậm…

Yếu tố quan trọng khác khiến kinh tế Việt Nam khó cán đích mục tiêu tăng trưởng trong năm nay chính là dư địa tăng trưởng. Điểm lại tình hình xuất khẩu, sản lượng dầu khai thác, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, TS. Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế cho rằng, những lĩnh vực này không còn nhiều dư địa để tăng cao và khó có thể trở thành đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm.

Như vậy, khi yếu tố bất lợi đối với nền kinh tế đang chiếm ưu thế, “việc cố gắng để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao rất có thể sẽ dẫn tới buông lỏng ổn định vĩ mô. Nếu bất ổn vĩ mô thì cái giá phải trả sẽ đắt hơn nhiều” - VERP nhận định. Bởi vậy, câu hỏi đặt ra là: Liệu Chính phủ có nhất thiết giữ vững bằng mọi giá mục tiêu tăng trưởng kinh tế?

Điều hành kinh tế trên con đường cũ?

Những thông điệp gần đây cho thấy, Chính phủ vẫn kiên định mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% trong năm nay. Giải pháp quen thuộc giúp hỗ trợ tăng trưởng được các cơ quan chức năng kiến nghị là đẩy mạnh đầu tư ở khu vực nhà nước, tạo đà tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong khi đó, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2016 đã tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2015 và bằng 32,9% GDP, cao hơn nhiều so với tăng trưởng kinh tế (Báo cáo của Tổng cục Thống kê). TS. Vũ Đình Ánh cảnh báo: Nếu không cẩn thận, việc nới lỏng chính sách tài khóa thông qua kích cầu đầu tư này dễ dẫn đến hiện tượng tăng trưởng nóng, gây bất ổn kinh tế vĩ mô.

Để kích thích tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đã yêu cầu ngành ngân hàng nỗ lực giảm lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho DN vay vốn. Diễn biến kinh tế nửa đầu năm qua cho thấy động lực lớn cho tăng trưởng vẫn nằm ở vốn ngân hàng. Minh chứng là tín dụng tăng tới 18% so với cùng kỳ năm trước. “Bơm” vốn cho nền kinh tế là cần thiết song các chuyên gia của VERP và WB đều quan ngại, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 18-20% trong năm nay có thể tạo nguy cơ mất kiểm soát lạm phát, gây ra nợ xấu như trước đây.

Với mong muốn tạo thêm nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế, tại phiên họp thường kỳ tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì nghiên cứu, xem xét vấn đề huy động nguồn lực trong dân (bao gồm cả vàng và tiền). Trước đó, trong quý 2/2026, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam kiến nghị với Chính phủ và NHNN thành lập Sở Giao dịch vàng Quốc gia. Tuy nhiên, VERP và nhiều chuyên gia khác đều cho rằng ý tưởng huy động vàng trong nền kinh tế đang góp phần tạo thêm bất ổn về tâm lý trên thị trường và nếu thực hiện, sẽ thu hẹp không gian chính sách khi bất ổn vĩ mô xảy tới. Về dài hạn, biện pháp này đi ngược lại tiến trình chống vàng hóa, đô la hóa nền kinh tế. Bởi vậy, NHNN cần nhất quán, kiên định với con đường tách vàng và ngoại tệ ra khỏi lưu thông, tránh lặp lại những điều hành sai lầm trong quá khứ.

Với những biện pháp trên, TS. Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cảm nhận rằng tư duy điều hành tăng trưởng dường như không thay đổi: “Hiện tại, các quốc gia lớn trên thế giới không dám nới lỏng chính sách, nhưng chúng ta đi ngược lại. Việc nới lỏng chính sách có thể sẽ gây bất ổn cho nền kinh tế. Giai đoạn 2008-2009, chúng ta mắc sai lầm trong điều hành và đã phải nỗ lực sửa chữa; giờ đây, lẽ nào nhà điều hành lại đi trên con đường cũ?”.

ĐỨC THÀNH
Cùng chuyên mục
  • Thách thức kiểm soát lạm phát
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Kiểm soát lạm phát là mộttrong những trụ cột quan trọng của chính sách ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2016,Quốc hội đề ra mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 5%. Tuy nhiên, những diễn biếnbất thường của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong nửa đầu năm nay và nhiều yếu tốbất lợi khác khiến nhiều chuyên gia quan ngại về khả năng đạt được mục tiêu này.
  • Nhìn rõ tồn tại để có giải pháp hiệu quả
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Đây là yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khi cho ý kiến vềcác báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội và thực hiện NSNN 6tháng đầu năm 2016 tại phiên họp thứ 50. Đánh giá thực tế khách quan khó khănvà những nỗ lực, quyết liệt của Chính phủ trong điều hành, quản lý, UBTVQH chorằng, Chính phủ cần đánh giá sâu và nhìn nhận rõ hơn những tồn tại, hạn chếtrong thời gian qua để có những giải pháp tháo gỡ thực sự hiệu quả.
  • Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP: Còn nhiều “rào cản“
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Canh tác chè truyền thống dựachủ yếu vào các loại phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có nguồngốc hóa học đang để lại nhiều hệ quả tiêu cực với sức khỏe con người và môitrường sinh thái, ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu. Do vậy, hướng đến nền sản xuất chètheo quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) là một hướng đi tấtyếu của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, dù đã có định hướng từ lâu nhưng kết quảđạt được vẫn chưa đáng là bao.
  • Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình nông thôn mới
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội nghịsơ kết 6 tháng đầu năm 2016 của Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêuquốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) được tổ chức mới đây tại Hà Nội.Trong đó, giải quyết nợ đọng xây dựng NTM và hoàn thiện bộ tiêu chí NTM cho phùhợp với điều kiện của mỗi vùng miền là những nội dung trọng tâm trong giai đoạntới.
  • Thời gian “vàng” chuẩn bị cho hội nhập EVFTA
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Trải qua 14 vòng đàm phán, các văn kiện của Hiệp định Thương mại tự doViệt Nam- EU (EVFTA) đã được công bố vào tháng 2/2016. Hiện nay, các bên đang tích cựcrà soát lại để đảm bảo sự thống nhất trong toàn bộ các nội dung. Dự kiến, năm2017, Hiệp định sẽ được ký kết chính thức và có hiệu lực từ năm 2018 với lộtrình thực hiện cam kết toàn diện đến 10 năm sau. Đây là quãng thời gian “vàng”để các DN Việt Namgấp rút chuẩn bị hành trang thâm nhập vào thị trường EU.
Điều hành kinh tế và những câu hỏi ngỏ