Xuất khẩu 10 tháng tiệm cận mục tiêu tăng trưởng

(BKTO) - Tuy tăng trưởng có phần chậm lại so với cùng kỳ năm ngoái nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam cơ bản đã bám sát chỉ tiêu tăng trưởng 7-8% trong năm nay.



                
   

Ảnh minh họa

   

Trong 10 tháng qua, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 217,05 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2018 (thấp hơn mức tăng 21,8% của cùng kỳ năm 2017 và 15,3% của cùng kỳ năm 2018).

Đáng lưu ý, khu vực kinh tế trong nước đạt 66,63 tỷ USD, tăng 16,2%, chiếm 30,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 150,42 tỷ USD, tăng 3,9%, chiếm 69,3% (tỷ trọng giảm 2,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).

Nhóm hàng công nghiệp chế biến hiện đóng góp 84,3% kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, đạt 182,93 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2018. Hầu hết các mặt hàng trong nhóm công nghiệp chế biến đều đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ.

Trong khi nhóm hàng nông, thủy sản đạt 20,87 tỷ USD, chiếm 9,62% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 6,1% so với cùng kỳ. Không những thế, có tới 7/9 mặt hàng trong nhóm này có sự sụt giảm so với cùng kỳ 2018 như thủy sản; rau quả; cà phê; hạt tiêu; gạo…

Tương tự, nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản đạt 3,65 tỷ USD, giảm 8,9% so với cùng kỳ, chủ yếu là do kim ngạch xuất khẩu mặt hàng than đá, dầu thô và xăng dầu các loại giảm.

Đáng lưu ý, hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới từ việc tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực và đang tiếp tục đàm phán, ký kết. Hơn nữa, khi cộng đồng doanh nghiệp tận dụng tốt hơn cơ hội từ các FTA sẽ là yếu tố tích cực thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hóa.

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tiếp đến là thị trường EU, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Đặc biệt, cùng với việc không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động đã và đang là động lực rất lớn trong việc phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng như thu hút mở rộng đầu tư và xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp.

Với mức tăng trưởng lên tới 7,4%, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sau 10 tháng đã tiệm cận với mục tiêu tăng trưởng 7-8% trong năm 2019.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sau 10 tháng đạt 210,004 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Tính đến thời điểm hiện tại kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đã hoàn thành 82,5% mục tiêu xuất khẩu của năm. Đáng lưu ý, cán cân thương mại hàng hóa 10 tháng đã xuất siêu 7,05 tỷ USD, cao hơn con số 6,83 tỷ USD của cả năm 2018.

Với diễn biến này, nhiều khả năng năm 2019 sẽ là năm xuất siêu thứ 4 liên tiếp của Việt Nam và nền kinh tế đang có sự chuyển dịch từ nhập siêu sang xuất siêu trong những năm gần đây.

Trong hai tháng cuối cùng của năm, Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi sát biến động của tình hình thế giới, đặc biệt là diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ- Trung để chủ động trong điều hành, có biện pháp thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng có khả năng tận dụng cơ hội để xuất khẩu và tăng cường quản lý chặt chẽ trước nguy cơ gian lận thương mại và gian lận xuất xứ hàng hóa.

Hiện tại Bộ Công Thương đang nghiên cứu các giải pháp, biện pháp phát triển xuất khẩu, nhập khẩu với từng thị trường quan trọng; mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống, thị trường là đối tác FTA.

Ngoài ra, chú trọng kiểm soát nhập khẩu, xử lý vấn đề lẩn tránh thuế nhằm cảnh báo sớm nguy cơ lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ; đẩy nhanh tiến trình đàm phán, ký kết, phê duyệt các FTA thế hệ mới bảo đảm cho quá trình hội nhập của Việt Nam một cách hiệu quả và bền vững.

PHÙNG NGUYÊN (Theo chinhphu.vn)
Cùng chuyên mục
  • Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch:  Chưa hoạt động đã gặp khó
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Với mục đích tạo dựng nguồn quỹ để thúc đẩy hoạt động xúc tiến, quảng bá, hỗ trợ phát triển ngành du lịch, Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập. Thế nhưng, dù chưa chính thức đi vào hoạt động, việc quản lý, sử dụng nguồn quỹ trong tương lai ra sao lại đang là vấn đề nảy sinh nhiều băn khoăn.
  • Sửa đổi Luật Chứng khoán:  Bổ sung thêm các quy định để tăng  tính minh bạch và kỷ luật thị trường
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, cơ quan soạn thảo cần quy định trách nhiệm của công ty kiểm toán độc lập khi để lọt những báo cáo tài chính không trung thực, đồng thời, tăng chế tài xử phạt các hành vi gian lận, thao túng trên thị trường.
  • Chỉ số Doing Business - chỉ dấu cải thiện môi trường kinh doanh
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Nhiều kiến nghị, đề xuất liên quan đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho DN đã được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo “Môi trường kinh doanh Việt Nam 2016-2019 qua xếp hạng Doing Business: Kết quả và một số gợi ý cải cách” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) tổ chức ngày 28/10 vừa qua.
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng ước đạt 59,1 tỷ USD
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Theo báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản 10 tháng năm 2019 ước đạt 59,1 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 33,18 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu ước khoảng 25,9 tỷ USD, giảm 0,5%, xuất siêu 7,3 tỷ USD (cao hơn 664 triệu USD so với cùng kỳ năm trước).
  • Cởi trói chính sách, điện nông thôn bừng sáng
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Được cởi trói về cơ chế và chính sách, việc cải thiện lưới điện hạ áp nông thôn của Việt Nam đã đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế các địa phương nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Đây là đánh giá được đưa ra khi cùng nhìn lại kết quả 22 năm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội Khóa X về tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn.
Xuất khẩu 10 tháng tiệm cận mục tiêu tăng trưởng