Việt Nam gia nhập thị trường lao động ASEAN: “Nước đã đến chân”

(BKTO) - Một trong những lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ sau khi Cộng đồng kinh tếASEAN (AEC) chính thức được thiết lậpvào ngày 31/12/2015 là thị trường lao động. “Nước đã đến chân” và ngay lúc này,Việt Namcần phải nhận diện rõ hơn cơ hội, thách thức để lựa chọn con đường phù hợp gianhập vào thị trường lao động khu vực. Vấn đề này một lần nữa trở thành đề tàinóng, thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, các DN cũng như các nhà hoạchđịnh chính sách những ngày gần đây.




Thị trường lao động Việt Nam bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt với các quốc gia trong khu vực. Ảnh: TK

Cộng đồng AEC nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động qua đào tạo, từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư, kinh doanh từ bên ngoài. Cùng với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN, Việt Nam cũng đứng trước những cơ hội thuận lợi khi thị trường lao động khu vực hình thành.

Tại Hội thảo “Thị trường lao động Việt Nam khi hình thành Cộng đồng kinh tế AEC” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) và Tập đoàn kinh tế đa quốc gia Manpower (Mỹ) tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp khẳng định: AEC giúp thị trường lao động các nước trong khối sôi động hơn, thúc đẩy tạo việc làm cho từng quốc gia thành viên. Riêng Việt Nam, theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), đến năm 2025, số việc làm có thể tăng lên 14,5%, tương đương 14,5 triệu lao động có cơ hội tìm được việc làm. Còn theo ông Nguyễn Quang Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề), một trong những lợi ích thiết thực khi AEC được thành lập là việc di chuyển tự do của lao động có kỹ năng của các ngành nghề mà các nước đã công nhận lẫn nhau. Đến nay, AEC thống nhất 8 lĩnh vực lao động được di chuyển tự do khi công nhận trình độ lẫn nhau, gồm: dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ điều dưỡng, dịch vụ kiến trúc, dịch vụ khảo sát, hành nghề y khoa, hành nghề nha khoa, dịch vụ kế toán và du lịch.

Trong bối cảnh lượng lao động di cư trong khối tăng từ 1,5 triệu người năm 1990 lên hơn 6,5 triệu người năm 2013, Việt Nam đứng trước cơ hội lớn về di cư lao động và giải quyết việc làm. Tuy nhiên, nhiều khảo sát, nghiên cứu cho thấy, Việt Nam vẫn đang gặp phải không ít thách thức. Theo khảo sát của Công ty tuyển dụng trực tuyến VietnamWorks mới đây, trong số những người cho rằng việc gia nhập AEC không có lợi, có tới 84% nghĩ rằng bất lợi lớn nhất là nhiều đối thủ cạnh tranh hơn trên thị trường lao động Việt Nam và họ đều thông thạo tiếng Anh, thứ hai là vì có nhiều ứng viên để lựa chọn nên nhà tuyển dụng và DN có thể giảm mặt bằng lương bổng. Sự thiếu tự tin về năng lực sẽ là trở ngại đối với lao động Việt Nam khi gia nhập AEC. Bên cạnh đó, tại Hội thảo: “Hội nhập ASEAN trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp - Cơ hội và thách thức” do Tổng cục Dạy nghề tổ chức ngày 18/01, thêm nhiều hạn chế của lao động Việt Nam được các chuyên gia đưa ra. Cụ thể, tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề của Việt Nam thấp, chỉ đạt 38,5%. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam đang thiếu rất nhiều lao động có tay nghề cao, công nhân kỹ thuật cao. Phần lớn người sử dụng lao động nói rằng tuyển dụng lao động là công việc khó khăn vì các ứng viên không có kỹ năng phù hợp hoặc vì sự khan hiếm người lao động trong một số ngành nghề cụ thể. Về chất lượng nguồn nhân lực, nếu lấy thang điểm 10 thì Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của WB. Tỉ lệ lao động qua đào tạo cũng như chất lượng lao động thấp dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động bất hợp lý, nhiều lao động trình độ đại học, ít trình độ lao động kỹ thuật trực tiếp cũng là những rào cản đối với Việt Nam khi gia nhập thị trường lao động chung của khu vực.

Đây không phải là lần đầu tiên những cơ hội cũng như thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam khi gia nhập AEC được nêu lên. Từ cách đây hơn 1 năm, khi các nước trong khu vực đang xúc tiến, chuẩn bị cho sự ra đời của AEC, thực tế này đã được các chuyên gia dự báo. Ở thời điểm AEC đã được thiết lập, một câu hỏi tiếp tục được các chuyên gia đặt ra là: Việt Nam cần phải làm gì để có thể tận dụng được những cơ hội, vượt qua thách thức khi gia nhập thị trường lao động ASEAN?

Các giải pháp được nhiều chuyên gia đề xuất gần đây cho thấy, trong bối cảnh “nước đã đến chân” lúc này là DN cần tích cực, chủ động nghiên cứu thị trường ASEAN, trong đó có thị trường lao động để có thể hiểu rõ hơn các tiêu chuẩn nghề nghiệp, từ đó có kế hoạch tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải khẩn trương xây dựng hàng rào kỹ thuật phù hợp với ASEAN để bảo vệ người lao động và thị trường trong nước, đồng thời biết cách tổ chức thị trường lao động sao cho có lợi nhất đối với người lao động Việt Nam… Đây có lẽ là những biện pháp trước mắt và cần thiết cho thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh AEC đã hình thành.
NGỌC MAI
Cùng chuyên mục
  • Thủy sản trước hội nhập:  Nhiều triển vọng, lắm gian nan
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Năm 2016 là năm hàng loạt các Hiệp định thươngmại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các đối tác sẽ có hiệu lực. Điều này hứa hẹnmở ra nhiều cơ hội lớn cho các mặt hàng xuất khẩu của nước ta, trong có có thủysản. Tuy nhiên, hội nhập sâu rộng cũng đòi hỏi ngành thủy sản cần có sự chuẩnbị kỹ lưỡng để chiến thắng trong “sân chơi” lớn này.
  • Ngành Tài nguyên và Môi trường:  Tăng cường công tác quản lý  địa chất và khoáng sản
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Năm 2015, ngành Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Đặc biệt, công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực địa chất và khoáng sản đã được ngành tập trung thực hiện hiệu quả, góp phần tăng thu NSNN.
  • Thu ngân sách vượt dự toán: Thành công nhờ thực hiện quyết liệt,  đồng bộ nhiều giải pháp
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo đánh giá của Bộ Tài chính, 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài chính năm 2015 là hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội của đất nước. Để có được thành công này, Bộ Tài chính đã rất nỗ lực, quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp.
  • Trạm Tấu trên con đường đến mùa Xuân no ấm
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - “Anh về vớiTrạm Tấu đi!/Hội Xuân Sải Sán, Làng Nhì đợi anh/Những đồi xưa ngút cỏ gianh/Giờ thành bản mới đã xanhrừng trồng”. Câu thơ ấy đã thôithúc chúng tôi vượt hơn 300 cây số, ngược cái gió rét như cắt da thịt để trở lạiTrạm Tấu - vùng đất xa xôi nơi góc trời Tây Bắc cho thỏa nỗi nhớ và cũng để tậnmắt nhìn những Hát Lừu, Pá Hu, Pá Lau, Phình Hồ, Tà Si Láng… bốn mùa mịt mùsương phủ đang từng ngày thay da, đổi thịt...
  • Nhà nước và DN song hành trên lộ trình hội nhập
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Có lẽ, sau khi ViệtNam gia nhập WTO, năm 2015 là năm ghi dấu nhiều bước tiến mạnh mẽ nhất của ViệtNam trên tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định,có những DN sẽ sải bước trên con đường hội nhập thênh thang, nhưng cũng có nhữngDN sẽ phải cố gắng nỗ lực hơn rất nhiều để trụ vững trong cuộc cạnh tranh “nội- ngoại” khốc liệt ngay trên “sân nhà”. Tuy nhiên, dù DN ở trong tình thế nào,luôn có một yếu tố chủ quan và một yếu tố khách quan mang tính quyết định, đóchính là thể chế chính sách và nội lực của DN.
Việt Nam gia nhập thị trường lao động ASEAN: “Nước đã đến chân”