KTNN đã hỗ trợ tích cực ngành giao thông phát triển bền vững

(BKTO) - “Chỉ xét riêng việcquảnlý tài chính, tài sản công, muốn tránh trước các hậu quả thường rất khó lường,thì chức năng kiểm tra, kiểm soát phải luôn được thực hiện bằng 2 hình thức“nội kiểm” và “ngoại kiểm”. Trong các hình thức “ngoại kiểm” thì kiểm toán củaKTNN là quan trọng nhất, bởi đây là hoạt động có tính chuyên nghiệp rất cao vàcó cơ chế loại bỏ sai sót chủ quan đáng tin hơn cả” - Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh LaThăng đã chiasẻ với phóng viên Báo Kiểm toán như vậy nhân dịp đầu Xuân Bính Thân 2016.




Bộ trưởng Đinh La Thăng

* Là người đã có đề nghị KTNN thực hiện kiểm toán toàn ngành GTVT, Bộ trưởng có thể chia sẻ lý do nào khiến Bộ trưởng đưa ra đề xuất này?

- Ngành GTVT được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao quản lý một khối lượng rất lớn tiền bạc, tài sản. Ngoài ra, còn những nguồn lực huy động từ xã hội để đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Quản lý tài sản càng lớn, càng tiềm tàng nhiều yếu tố tiêu cực vượt khỏi tầm kiểm soát, cả do chủ ý và do điều kiện khách quan mang lại. Vì vậy, việc kịp thời phát hiện các sai sót trong hệ thống, trong việc sử dụng nguồn vốn, hạn chế thất thoát, quy trách nhiệm cá nhân, kịp thời uốn nắn hoặc điều chỉnh các hành vi, khuyến khích thực hành tiết kiệm, tiến tới minh bạch hóa… là những đòi hỏi rất cao mà chúng tôi đặt ra cho các bộ phận, cho mỗi cán bộ quản lý như một yếu tố của phát triển bền vững. KTNN đã giúp chúng tôi rất đắc lực trong việc thực hiện mục tiêu đó. Nói một cách khác, trong những thành tích mà Bộ GTVT đạt được, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của toàn ngành như dư luận ghi nhận, phải kể đến sự đóng góp rất rõ ràng của KTNN. Việc Bộ GTVT chủ động mời KTNN thực hiện kiểm toán toàn ngành chính là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, từ hiệu quả thấy rõ của công tác kiểm toán đối với các hoạt động của ngành, giúp thực hiện thành công những nhiệm vụ to lớn mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.

* Bộ trưởng nhận định như thế nào về phản ứng của các đơn vị thuộc ngành giao thông vận tải nếu đề xuất này được thực hiện?

- Hiện vẫn có những người e ngại kiểm toán, ngoài vài lý do khác mà tôi không muốn phỏng đoán, có thể do họ chưa sẵn sàng đối mặt với khuyết điểm, yếu kém của mình. Chúng tôi thì không! Chúng tôi chắc chắn chưa hoàn hảo đến mức để không ngại bất cứ điều gì. Nhưng chúng tôi ý thức rõ về mình và muốn tự kiểm soát bản thân, muốn mọi sự đều rõ ràng, minh bạch ở mức tối đa, muốn biết mình mạnh, yếu ở chỗ nào, khâu nào để có hướng điều chỉnh và phấn đấu. Bộ GTVT luôn quán triệt tới từng cá nhân, đơn vị triết lý hành động ấy cùng với các quy định của pháp luật về KTNN để họ tự giác, nghiêm túc chấp hành khi được xác định là đối tượng kiểm toán trong kế hoạch kiểm toán hàng năm.

Tôi tin rằng đây đó có thể vẫn còn có người, có bộ phận của ngành chưa thật sự thoải mái, tự tin với những đợt kiểm toán, nhưng tôi có thể khẳng định, đại bộ phận các đơn vị hưởng ứng đề xuất của tôi, bởi hai lý do. Thứ nhất, qua thực tế, họ đã đủ bằng chứng để coi công tác kiểm tra, kiểm toán nói chung và KTNN nói riêng là thực sự cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, sử dụng nguồn lực của cơ quan, đơn vị mình. Thứ hai, quan trọng hơn, nhờ kiểm toán, các đơn vị có được tính chính danh về sự trong sạch, minh bạch, tự tin với phẩm giá của mình khi làm việc với đối tác và với dư luận xã hội. Vì thế, nhiều đơn vị còn coi việc kiểm toán là một phần trong kế hoạch công tác hàng năm của họ.

* Bộ trưởng đánh giá như thế nào về công tác phối hợp của Bộ GTVT với KTNN trong thời gian qua?

- Thời gian qua, công tác phối hợp của Bộ GTVT với KTNN được đánh giá là chặt chẽ, nhịp nhàng, thuận lợi. Bộ GTVT đang từ là một đơn vị bị động khi KTNN thực hiện kiểm toán, thì nay đã chuyển sang chủ động trong việc phối hợp làm việc với KTNN. Hàng năm hoặc khi cần thiết, Bộ GTVT đã chủ động đề xuất với KTNN những lĩnh vực, nội dung cần thực hiện kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT luôn chủ động cung cấp thông tin và giải trình đầy đủ, kịp thời với KTNN. Việc phối hợp này đã giúp cho KTNN nhanh chóng đưa ra được các kiến nghị, nhận định mang tính khách quan và chính xác.

Sau khi có kết luận, kiến nghị của KTNN, Bộ GTVT luôn khẩn trương có văn bản triển khai, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị để thực hiện; đồng thời thường xuyên đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN. Với những kiến nghị có liên quan đến cơ chế, chính sách, Bộ GTVT kịp thời đưa ngay vào kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ. Với các trường hợp vi phạm đều được xử lý nghiêm và triển khai đánh giá rút kinh nghiệm sâu rộng. Do vậy, các kết luận, kiến nghị của KTNN luôn được triển khai thực hiện một cách triệt để. Hơn nữa, qua phối hợp với KTNN, chúng tôi kịp thời phát hiện các kẽ hở trong quản lý, từ đó có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời. Đó cũng chính là lộ trình ngắn nhất để một cơ quan, đơn vị tiến tới vững mạnh.

* Từ ngày 01/01/2016, Luật KTNN (sửa đổi) chính thức có hiệu lực, Bộ trưởng có kỳ vọng gì khi Luật mới này đi vào cuộc sống?

- Luật KTNN năm 2015 có hiệu lực sẽ từng bước nâng cao vị thế, trách nhiệm, mở rộng quyền hạn của KTNN trong quản lý nền kinh tế đất nước, góp phần đắc lực hơn trong việc tạo ra một nền tài chính quốc gia minh bạch, liêm chính. Là một ngành đặc thù trong sử dụng nguồn lực, phạm vi hoạt động rộng lớn và đa dạng, dễ bị hiểu sai lệch, dễ bị tác động bởi các thông tin, Bộ GTVT hoan nghênh những điểm mới sửa đổi trong Luật KTNN năm 2015 để Luật trở thành một công cụ mạnh hơn trong việc hiện đại hóa và trong sạch bộ máy hành chính. Chúng tôi cũng đặt nhiều kỳ vọng hơn vào sự hỗ trợ, giúp đỡ to lớn và hiệu quả của KTNN để Bộ GTVT hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình.

* Xin cảm ơn Bộ trưởng!
LÊ HÒA (thực hiện)
Cùng chuyên mục
  • Việt Nam gia nhập thị trường lao động ASEAN:  “Nước đã đến chân”
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Một trong những lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ sau khi Cộng đồng kinh tếASEAN (AEC) chính thức được thiết lậpvào ngày 31/12/2015 là thị trường lao động. “Nước đã đến chân” và ngay lúc này,Việt Namcần phải nhận diện rõ hơn cơ hội, thách thức để lựa chọn con đường phù hợp gianhập vào thị trường lao động khu vực. Vấn đề này một lần nữa trở thành đề tàinóng, thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, các DN cũng như các nhà hoạchđịnh chính sách những ngày gần đây.
  • Thủy sản trước hội nhập:  Nhiều triển vọng, lắm gian nan
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Năm 2016 là năm hàng loạt các Hiệp định thươngmại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các đối tác sẽ có hiệu lực. Điều này hứa hẹnmở ra nhiều cơ hội lớn cho các mặt hàng xuất khẩu của nước ta, trong có có thủysản. Tuy nhiên, hội nhập sâu rộng cũng đòi hỏi ngành thủy sản cần có sự chuẩnbị kỹ lưỡng để chiến thắng trong “sân chơi” lớn này.
  • Ngành Tài nguyên và Môi trường:  Tăng cường công tác quản lý  địa chất và khoáng sản
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Năm 2015, ngành Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Đặc biệt, công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực địa chất và khoáng sản đã được ngành tập trung thực hiện hiệu quả, góp phần tăng thu NSNN.
  • Thu ngân sách vượt dự toán: Thành công nhờ thực hiện quyết liệt,  đồng bộ nhiều giải pháp
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo đánh giá của Bộ Tài chính, 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài chính năm 2015 là hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội của đất nước. Để có được thành công này, Bộ Tài chính đã rất nỗ lực, quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp.
  • Trạm Tấu trên con đường đến mùa Xuân no ấm
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - “Anh về vớiTrạm Tấu đi!/Hội Xuân Sải Sán, Làng Nhì đợi anh/Những đồi xưa ngút cỏ gianh/Giờ thành bản mới đã xanhrừng trồng”. Câu thơ ấy đã thôithúc chúng tôi vượt hơn 300 cây số, ngược cái gió rét như cắt da thịt để trở lạiTrạm Tấu - vùng đất xa xôi nơi góc trời Tây Bắc cho thỏa nỗi nhớ và cũng để tậnmắt nhìn những Hát Lừu, Pá Hu, Pá Lau, Phình Hồ, Tà Si Láng… bốn mùa mịt mùsương phủ đang từng ngày thay da, đổi thịt...
KTNN đã hỗ trợ tích cực ngành giao thông phát triển bền vững