3,04 tỷ USD đầu tư các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo mới

(BKTO) - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam quý I/2024 ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất của quý đầu các năm từ 2020 đến nay.

8.jpg
3,04 tỷ USD đầu tư các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo mới. Ảnh minh họa: ST

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/3/2024 (gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt gần 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng về vốn đăng ký cấp mới có 644 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 4,77 tỷ USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 57,9% về số vốn đăng ký.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 3,04 tỷ USD, chiếm 63,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,49 tỷ USD, chiếm 31,2%; các ngành còn lại đạt 239,3 triệu USD, chiếm 5,1%.

Trong số 42 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 2,28 tỷ USD, chiếm 47,8% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Tiếp đến là Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 833 triệu USD, chiếm 17,4%; Trung Quốc 481,3 triệu USD, chiếm 10,1%; Nhật Bản 456,4 triệu USD, chiếm 9,6%; Hàn Quốc 248,6 triệu USD, chiếm 5,2%; Đài Loan (Trung Quốc) 107,7 triệu USD, chiếm 2,3%.

Về vốn đăng ký điều chỉnh, có 248 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 934,6 triệu USD, giảm 22,6% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3,83 tỷ USD, chiếm 67% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,53 tỷ USD, chiếm 26,8%; các ngành còn lại đạt 350,2 triệu USD, chiếm 6,2%.

Về vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 604 lượt với tổng giá trị góp vốn 466,2 triệu USD, giảm 61,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, có 224 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 214,5 triệu USD và 380 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 251,7 triệu USD.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 150,7 triệu USD, chiếm 32,3%; vốn đầu tư vào công ngiệp chế biến, chế tạo đạt 99,4 triệu USD, chiếm 21,3% giá trị góp vốn; ngành còn lại 216 triệu USD, chiếm 46,4%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 3 tháng đầu năm trong 5 năm qua.

Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3,61 tỷ USD, chiếm 78% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 460,4 triệu USD, chiếm 9,9%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 197,5 triệu USD, chiếm 4,3%./.

Cùng chuyên mục
  • Đầu tư của khu vực Nhà nước đạt 162,7 nghìn tỷ đồng trong quý I
    một tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý I/2024 theo giá hiện hành tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước - phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu hướng phục hồi ở nhiều ngành, lĩnh vực.
  • Lãi suất giảm, tín dụng nhích tăng
    một tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Mặt bằng lãi suất này đã giảm tương ứng khoảng 0,4%/năm và 0,6%/năm so với cuối năm 2023. Trong khi đó, tín dụng có dấu hiệu nhích tăng lên sau 2 tháng đầu năm tăng trưởng âm.
  • Bỏ độc quyền vàng SJC theo hướng nào?
    một tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng để quản lý thị trường tốt hơn nhưng vẫn bảo đảm 3 mục tiêu quan trọng
  • Giá sản xuất hàng hóa, dịch vụ tăng, giảm đan xen
    một tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo Tổng cục Thống kê, giá sản xuất hàng hóa, dịch vụ quý I/2024 tăng, giảm đan xen, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và chỉ số giá dịch vụ tăng so với cùng kỳ năm trước, trong khi chỉ số giá sản xuất công nghiệp giảm nhẹ và chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có xu hướng giảm theo thị trường thế giới.
  • Chỉ số giá tiêu dùng quý I tăng 3,77%
    một tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước, so với tháng 12/2023 tăng 1,12% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,97%. Theo quy luật, nhu cầu tiêu dùng thường giảm sau dịp Tết Nguyên đán khiến giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trên thị trường giảm, đặc biệt là lương thực, thực phẩm.
3,04 tỷ USD đầu tư các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo mới