Đầu tư của khu vực Nhà nước đạt 162,7 nghìn tỷ đồng trong quý I

(BKTO) - Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý I/2024 theo giá hiện hành tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước - phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu hướng phục hồi ở nhiều ngành, lĩnh vực.

7.jpg
Đầu tư của khu vực Nhà nước đạt 162,7 nghìn tỷ đồng trong quý I/2024. Ảnh: ST

Cụ thể, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2024 theo giá hiện hành ước đạt 613,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó bao gồm: vốn khu vực Nhà nước ước đạt 162,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 26,5% tổng vốn đầu tư và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 340,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,5%, tăng 4,2%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 110,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 18% và tăng 8,9%.

Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước quý I/2024 ước đạt 97,7 nghìn tỷ đồng, bằng 13,9% kế hoạch năm và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2023 bằng 12,9% và tăng 21,6%).

Theo cấp quản lý, vốn trung ương đạt 15,7 nghìn tỷ đồng, bằng 14,2% kế hoạch năm và giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước; vốn địa phương đạt 82 nghìn tỷ đồng, bằng 13,8% và tăng 6,4%.

Trong vốn địa phương quản lý, vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 54,8 nghìn tỷ đồng, bằng 13% và tăng 5,8%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 23,6 nghìn tỷ đồng, bằng 15,6% và tăng 8%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 3,6 nghìn tỷ đồng, bằng 17,2% và tăng 5%.

Cùng với tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu hướng phục hồi ở nhiều ngành, lĩnh vực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, mức tăng này sẽ tạo đà tiếp tục bứt phá cho các quý tiếp theo, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức./.

Cùng chuyên mục
  • Lãi suất giảm, tín dụng nhích tăng
    7 tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Mặt bằng lãi suất này đã giảm tương ứng khoảng 0,4%/năm và 0,6%/năm so với cuối năm 2023. Trong khi đó, tín dụng có dấu hiệu nhích tăng lên sau 2 tháng đầu năm tăng trưởng âm.
  • Bỏ độc quyền vàng SJC theo hướng nào?
    7 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng để quản lý thị trường tốt hơn nhưng vẫn bảo đảm 3 mục tiêu quan trọng
  • Giá sản xuất hàng hóa, dịch vụ tăng, giảm đan xen
    7 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo Tổng cục Thống kê, giá sản xuất hàng hóa, dịch vụ quý I/2024 tăng, giảm đan xen, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và chỉ số giá dịch vụ tăng so với cùng kỳ năm trước, trong khi chỉ số giá sản xuất công nghiệp giảm nhẹ và chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có xu hướng giảm theo thị trường thế giới.
  • Chỉ số giá tiêu dùng quý I tăng 3,77%
    7 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước, so với tháng 12/2023 tăng 1,12% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,97%. Theo quy luật, nhu cầu tiêu dùng thường giảm sau dịp Tết Nguyên đán khiến giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trên thị trường giảm, đặc biệt là lương thực, thực phẩm.
  • Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ vẫn tăng sau dịp Tết Nguyên đán
    7 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Sau dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng của người dân quay trở lại trạng thái bình thường, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2024 tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có đóng góp tích cực của ngành du lịch.
Đầu tư của khu vực Nhà nước đạt 162,7 nghìn tỷ đồng trong quý I