Ảnh minh họa - Nguồn: Sưu tầm |
Cuộc điều tra này do JCER hợp tác với Nikkei Inc. tiến hành từ ngày 5 đến 25/6 vừa qua, với sự tham gia của 38 chuyên gia kinh tế và các nhà phân tích ở 6 nền kinh tế trên.
Kết quả điều tra cho thấy triển vọng đối với các nền kinh tế châu Á đang xấu hơn trong quý II/2020 do tác động của dịch Covid-19 và các hạn chế kinh doanh đang được tăng cường trên khắp khu vực này.
Các chuyên gia kinh tế hy vọng các nền kinh tế này có thể sẽ phục hồi trong nửa cuối của năm 2020, nhưng sự phục hồi sẽ chỉ xảy ra nếu dịch bệnh đã được kiểm soát.
Đối mặt với đại dịch Covid-19, các nước ASEAN-5 và Ấn Độ đã đưa ra các biện pháp hạn chế sự di chuyển của người dân và các hoạt động kinh doanh từ tháng 3nhằm ngăn chặn sự bùng phát. Philippines đã đưa ra các biện pháp giãn cách xã hội tại Manila vào ngày 15/3. Ấn Độ đã ra lệnh giãn cách toàn quốc vào ngày 25/3. Các biện pháp này tiếp tục cho đến tháng 5 hoặc tháng 6, sau đó mới nới lỏng một phần.
Tốc độ lây lan dịch bệnh đã chậm lại ở Malaysia, Thái Lan và Singapore, nhưng lại vẫn đang tăng ở Ấn Độ, khi có hơn 500.000 trường hợp nhiễm bệnh đã được xác nhận tính đến cuối tháng 6. Mối lo ngại về một làn sóng nhiễm trùng thứ hai vẫn tồn tại trong khu vực.
Dự báo tăng trưởng của ASEAN-5 trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 là -7,8%, đánh dấu mức giảm mạnh 9,7 điểm so với khảo sát trước đó vào tháng 3. Tỷ lệ tăng trưởng âm được dự báo cho cả năm quốc gia; giá dự kiến sẽ giảm hơn 10% đối với Malaysia, Thái Lan và Singapore trong quý II đến tháng Sáu.Những dự báo tăng trưởng năm 2020, đối với năm nền kinh tế ASEAN kể trên vẫn rất tiêu cực.
Trong khi đó, nền kinh tế Ấn Độ được dự báo sẽ giảm tới 20,6% trong quý II vừa qua. Nền kinh tế này được dự báo sẽ tăng trưởng âm 5,1% trong tài khóa 2020-2021.
Tuy nhiên, tăng trưởng của Ấn Độ có thể sẽ đạt 6,9% trong tài khóa 2021-2022 cho dù điều này còn phụ thuộc vào tình hình dịch Covid-19.
Chuyên gia Tirthankar Patnaik của Sở Giao dịch Chứng khoán Quốc gia Ấn Độ (NSEI) nói: “Dịch Covid-19 và các biện pháp mà Chính phủ Ấn Độ thực hiện để khống chế dịch bệnh, trong đó có biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt và kéo dài đã khiến hoạt động kinh tế ngưng trệ".
Trong bối cảnh đó, hôm 12/5 vừa qua, Chính phủ Ấn Độ đã công bố gói kích thích kinh tế trị giá 20.000 tỷ rupee (khoảng 267,25 tỷ USD), tương đương khoảng 10% GDP của nước này, để hỗ trợ nền kinh tế.Bên cạnh đó, Chính phủ bắt đầu nới lỏng dần dần phong tỏa từ đầu tháng Sáu. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn tiếp tục lây lan.
NAM SƠN (Theo Asia.nikkei)