ADB hỗ trợ hơn 100 triệu USD hiện đại hóa hệ thống thủy lợi

(BKTO)- Ngày 27/11, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, Ngân hàng này đã phê duyệt khoản tài trợ hơn 100 triệu USD để giúp Chính phủ Việt Nam lắp đặt 8 hệ thống thủy lợi hiện đại ở 5 tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán, giúp cải thiện năng suất nông nghiệp, nhất là đối với những người nông dân canh tác các loại cây có giá trị cao như cà phê, hồ tiêu, nho, thanh long và xoài.



Hỗ trợ của ADB cho việc nâng cấp các hệ thống thủy lợi, bao gồm hệ thống đường ống nước áp lực và cấp nước theo nhu cầu và cũng sẽ gồm những biện pháp chính sách để giúp các tỉnh Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Khánh Hòa và Ninh Thuận cải thiện các dịch vụ quản lý tưới, bao gồm đánh giá hiệu suất sử dụng nước và nước ngầm cũng như vận hành và bảo trì công trình thủy lợii; đồng thời hỗ trợ xây dựng các hệ thống vi tưới cải tiến dựa trên loại cây trồng và nhu cầu của người nông dân.

Ông Sanath Ranawana- Chuyên gia Tài nguyên cấp cao của ADB chia sẻ: “Một hệ thống thủy lợi được hiện đại hóa giúp tối ưu hóa tiềm năng của ngành nông nghiệp của Việt Nam là yếu tố then chốt đối với mục tiêu tăng trưởng đồng đều và bền vững của quốc gia. Trọng tâm của dự án về khả năng thích ứng biến đổi khí hậu, nhất là thông qua cung cấp nước dựa trên nhu cầu cho người nông dân sẽ giúp các nông hộ nhỏ nâng cao sản lượng cây trồng và tăng thu nhập”.

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp 18,3% tổng sản phẩm quốc nội và 44% lực lượng lao động trong giai đoạn từ 2008 tới 2016. Tuy nhiên, dù là một trong những quốc gia có mức độ bao phủ thủy lợi tốt nhất Đông Nam Á, chiếm khoảng 50% tổng diện tích đất đai có thể canh tác của quốc gia, song hơn một nửa các hệ thống tưới tiêu của Việt Nam hoạt động dưới công suất do cơ sở vật chất lạc hậu. Điều này ảnh hưởng tới năng suất của người nông dân tại những tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu.

Đ. KHOA
Cùng chuyên mục
  • Ứng dụng công nghệ cao  chưa tạo đà cho nông nghiệp “cất cánh”
    6 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào nông nghiệp đã đem lại những hiệu quả thiết thực và ngày càng thể hiện được ưu thế vượt trội so với sản xuất nông nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, vấn đề thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư công nghệ hiện đại, những mô hình ứng dụng công nghệ cao (CNC) chưa tạo được đột phá để giúp nền nông nghiệp “cất cánh”.
  • Hạn chế về chính sách đất đai cản trở đầu tư vào nông nghiệp
    6 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tích tụ đất đai là khâu tiền đề trong đột phá phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, thực trạng đất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn manh mún, phân tán; DN thuê đất để sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn do những rào cản về chính sách, tạo thành thách thức lớn trong việc kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
  • Ngăn ngừa tình trạng lao động Việt bỏ trốn tại Hàn Quốc
    6 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Kéo dài quy định ký quỹ 100 triệu đồng với lao động thêm 2 năm, đồng thời không trả tiền ký quỹ với lao động xuất khẩu bỏ hợp đồng được xem là những đề xuất nhằm siết chặt tình trạng lao động “chui” của Việt Nam tại Hàn Quốc... Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cũng cho biết, hiệu quả từ cách làm này sẽ được xem xét và mở rộng áp dụng đối với lao động tại các thị trường khác.
  • Ngành Nông nghiệp chuyển biến sau 5 năm tái cơ cấu
    6 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp (2013-2018), những kết quả thu được là rất ấn tượng, cho thấy ngành nông nghiệp đã phát triển nhanh, mạnh, bền vững trên nhiều lĩnh vực. Đó là đánh giá của các đại biểu tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm tái cơ cấu nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 10/11 tại Hà Nội.
  • Thống nhất kéo dài thời gian thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài
    6 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Thảo luận tại hội trường sáng 5/11, về việc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết số 30/2016/QH14 về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam (Nghị quyết số 30), đa số các đại biểu Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ, cho phép kéo dài thời gian thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam thêm 02 năm, kể từ ngày 01/02/2019, đồng thời, để nghị Chính phủ sớm khẩn trương tổng kết và đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Nhập cảnh, quá cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để quy định vấn đề này.
ADB hỗ trợ hơn 100 triệu USD hiện đại hóa hệ thống thủy lợi