Ứng dụng công nghệ cao chưa tạo đà cho nông nghiệp “cất cánh”

(BKTO) - Việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào nông nghiệp đã đem lại những hiệu quả thiết thực và ngày càng thể hiện được ưu thế vượt trội so với sản xuất nông nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, vấn đề thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư công nghệ hiện đại, những mô hình ứng dụng công nghệ cao (CNC) chưa tạo được đột phá để giúp nền nông nghiệp “cất cánh”.




Các mô hình ứng dụng CNC trong nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún - Ảnh: NGỌC DŨNG
Ứng dụng khoa họccông nghệ vào nông nghiệp còn nhiều khó khăn

5 năm qua, nhờ áp dụng KHCN vào sản xuất, đã có thêm 96 cây trồng mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) công nhận; năm 2017, tỷ lệ sử dụng giống chất lượng đạt trên 60% (năm 2013 đạt 40%), giống chất lượng thấp chỉ còn 13 - 15% (năm 2013 khoảng 20%). Cơ cấu giống và tỷ lệ sử dụng giống lúa có xác nhận và tương đương cũng được cải thiện đáng kể, các tỉnh phía Bắc đạt trên 80%, khu vực miền Trung đạt trên 50%, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt trên 45%. Cùng với đó, giá trị xuất khẩu gạo cũng được nâng lên, từ 435 USD/tấn năm 2013 lên 452 USD/tấn năm 2017, tương đương với giá gạo cùng loại của Thái Lan và có thời điểm còn cao hơn. Đặc biệt, giai đoạn 2013-2017, Bộ NN&PTNT cũng đã công nhận 34 tiến bộ kỹ thuật trong canh tác và chuyển giao cho các địa phương, DN, người dân ứng dụng vào sản xuất.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng KHCN vào nông nghiệp vẫn còn những hạn chế như: KHCN chưa phát huy vai trò là động lực, đòn bẩy trong sản xuất; các mô hình ứng dụng CNC trong nông nghiệp còn nhỏ lẻ, phân bố không đồng đều. Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, hiện chỉ có 5% DN nông nghiệp được chứng nhận Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VietGap) và tương đương. Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC bài bản, hiệu quả chưa nhiều; số lượng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng CNC và số lượng DN ứng dụng CNC được công nhận còn ít.

Chia sẻ những khó khăn trong việc ứng dụng KHCN vào sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, lãnh đạo Công ty Cổ phần Nafoods Group - DN có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu nước ép trái cây và rau củ quả đông lạnh - cho biết, hiện nay, Công ty có thể xuất khẩu các loại trái cây tươi với số lượng lớn, chất lượng tốt, thời gian dài nhưng do không có công nghệ bảo quản phù hợp nên sản phẩm chỉ được xuất đi thị trường gần với lợi nhuận thấp.

Nông dân Phạm Văn Hát (Hải Dương) - người có biệt danh “Hát sáng chế” - từ năm 2012 đã miệt mài chế tạo ra các máy móc, thiết bị nông cụ sản xuất nông nghiệp, hiện có trên 30 loại sản phẩm được nông dân chấp nhận. Đặc biệt, sản phẩm rô-bốt gieo hạt tự động đã xuất khẩu sang hơn 10 nước trên thế giới, trong đó có các nước có nền nông nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Mỹ, Đức… Tuy nhiên, trong quá trình chế tạo, anh Hát cũng gặp không ít khó khăn về tài chính, mặt bằng sản xuất.

Đẩy mạnh cơ giới hóa, ưu đãidoanh nghiệp ứng dụngcông nghệ cao

Để đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào phát triển sản xuất, anh Phạm Văn Hát đề xuất, Bộ NN&PTNT cần phải coi việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp là khâu đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp; tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí nghiên cứu khoa học, ưu đãi vốn vay và điều kiện về mặt bằng để các tổ chức và cá nhân có thể phát huy tối đa khả năng của mình cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp; đồng thời, mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về cơ khí, tự động hóa, tiếp cận công nghệ mới của các nước phát triển trên thế giới.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, Nhà nước cần xây dựng chính sách ưu đãi, thay đổi cơ chế cho DN, hợp tác xã ứng dụng KHCN. Các viện nghiên cứu cần được hưởng chính sách ưu đãi, đồng thời, đổi mới cơ chế đặt hàng, nghiên cứu hướng về thị trường để khuyến khích và tạo điều kiện chuyển giao công nghệ cho DN và nông dân. DN ứng dụng công nghệ cần được tiếp cận vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi và thủ tục đơn giản.

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp diễn ra cuối tuần qua tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo, ngành nông nghiệp cần xác định mục tiêu chung là "xây dựng nền nông nghiệp thông minh hiện đại, cạnh tranh quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới phồn vinh, văn minh". Để làm được điều đó, các Bộ, ngành cần tập trung hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn phát triển, đồng thời, khắc phục những điểm còn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp. Đặc biệt, nhiệm vụ thu hút các DN, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp cần phải được chú trọng, vì chỉ có DN mới đảm đương được các nhiệm vụ cung cấp đầu vào cho sản xuất, tổ chức sản xuất; đầu tư ứng dụng KHCN, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Phó Thủ tướng yêu cầu, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp cần sự vào cuộc nhiều hơn nữa của các nhà khoa học, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu của KHCN tiên tiến để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng, khối lượng đột phá và có sức cạnh tranh.

LÊ HÒA
Theo Báo Kiểm toán số 46 ra ngày 15-11-2018
Cùng chuyên mục
  • Hạn chế về chính sách đất đai cản trở đầu tư vào nông nghiệp
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tích tụ đất đai là khâu tiền đề trong đột phá phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, thực trạng đất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn manh mún, phân tán; DN thuê đất để sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn do những rào cản về chính sách, tạo thành thách thức lớn trong việc kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
  • Ngăn ngừa tình trạng lao động Việt bỏ trốn tại Hàn Quốc
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Kéo dài quy định ký quỹ 100 triệu đồng với lao động thêm 2 năm, đồng thời không trả tiền ký quỹ với lao động xuất khẩu bỏ hợp đồng được xem là những đề xuất nhằm siết chặt tình trạng lao động “chui” của Việt Nam tại Hàn Quốc... Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cũng cho biết, hiệu quả từ cách làm này sẽ được xem xét và mở rộng áp dụng đối với lao động tại các thị trường khác.
  • Ngành Nông nghiệp chuyển biến sau 5 năm tái cơ cấu
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp (2013-2018), những kết quả thu được là rất ấn tượng, cho thấy ngành nông nghiệp đã phát triển nhanh, mạnh, bền vững trên nhiều lĩnh vực. Đó là đánh giá của các đại biểu tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm tái cơ cấu nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 10/11 tại Hà Nội.
  • Thống nhất kéo dài thời gian thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Thảo luận tại hội trường sáng 5/11, về việc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết số 30/2016/QH14 về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam (Nghị quyết số 30), đa số các đại biểu Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ, cho phép kéo dài thời gian thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam thêm 02 năm, kể từ ngày 01/02/2019, đồng thời, để nghị Chính phủ sớm khẩn trương tổng kết và đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Nhập cảnh, quá cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để quy định vấn đề này.
  • 10 tháng: Xuất khẩu lao động đã vượt chỉ tiêu cả năm 2018
    5 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong 10 tháng năm 2018, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 116.675 lao động, đạt 106,07% kế hoạch năm 2018. Trong đó, chỉ tính riêng tháng 10/2018, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 14.548 lao động.
Ứng dụng công nghệ cao chưa tạo đà cho nông nghiệp “cất cánh”