Bắc Giang tập trung tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(BKTO) - Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh xã hội ưu việt của Đảng và Nhà nước, mang ý nghĩa nhân văn, nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc. Với tỷ lệ 99% dân số tham gia BHYT, những năm qua, Bắc Giang đã có nhiều cách làm thành công để tăng độ bao phủ của chính sách an sinh xã hội này.

bao-hiem-y-te-bac-giang.jpg
Tuyên truyền chính sách BHYT cho người dân trên địa bàn huyện Lục Nam (Bắc Giang) - Nguồn: Báo Bắc Giang

Chính sách BHYT thực sự đi vào cuộc sống

BHYT do Nhà nước tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận, nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính cho người dân khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn... 

Cùng với sự phát triển và ngày càng hoàn thiện của chính sách BHYT, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nước ta tăng dần qua các năm, từng bước hiện thực hóa mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân; quỹ BHYT đã góp phần thay thế hiệu quả cơ chế tài chính về y tế. Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nếu như các năm 2009, 2015 độ bao phủ BHYT lần lượt đạt 57% và 74,7% dân số, thì đến hết năm 2021, độ bao phủ đã đạt khoảng 91% dân số.

Song hành với đó, việc đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh (KCB) cho người có thẻ BHYT đã đạt được nhiều kết quả tiến bộ. Hằng năm, có hơn 100 triệu lượt người KCB BHYT được đảm bảo quyền lợi.

Khi tham gia BHYT, người dân sẽ được quỹ BHYT thanh toán đầy đủ các chi phí KCB BHYT theo quy định, không bị giới hạn về tuổi tác, số ngày điều trị và tổng chi phí KCB BHYT. Luật BHYT quy định tất cả người dân đều có quyền tham gia BHYT và có phạm vi hưởng BHYT như nhau, gồm các chi phí sau: Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với một số đối tượng và chi phí trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người lao động, học sinh, sinh viên, trẻ em dưới 6 tuổi,…

Danh mục thuốc được quỹ BHYT thanh toán đáp ứng nhu cầu KCB của người có thẻ BHYT với hơn 1.000 hoạt chất hóa dược, sinh phẩm và trên hàng trăm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu (chỉ có 187 thuốc hóa dược, sinh phẩm và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu quy định điều kiện, tỷ lệ chi trả). Trong đó, có nhiều thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị bệnh hiếm, thuốc điều trị bệnh máu không đông, thuốc tim mạch đa dạng… Đáng chú ý, các bệnh hiểm nghèo như nhóm bệnh về: Tim mạch, ung thư, bệnh hiếm… là các nhóm bệnh sẽ phải điều trị dài ngày hoặc suốt đời, có chi phí điều trị lớn. 

Thời gian qua, nhiều người có thẻ BHYT bị mắc các bệnh hiểm nghèo, bệnh nặng đã được quỹ BHYT chi trả hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng chi phí KCB BHYT, nhờ đó giúp nhiều người bệnh có thêm động lực, niềm tin tiếp tục điều trị bệnh, giúp nhiều gia đình không bị tái nghèo do BHYT đã chi trả các khoản chi phí “khổng lồ” của việc KCB cho người thân.

Bắc Giang tập trung tăng tỷ lệ bao phủ BHYT

Bắc Giang là tỉnh có dân số đông, nhiều công nhân lao động xa quê đang làm việc tại các khu công nghiệp dẫn đến số lượng KCB tăng cao. Trong những năm qua, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT luôn là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.

Với những thành công trong phát triển kinh tế, Bắc Giang cũng có được nguồn lực rất lớn để chăm lo an sinh xã hội cho người dân, nhất là thực hiện hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để tỉnh Bắc Giang mở rộng hơn số người tham gia Bảo hiểm xã hội, BHYT. Với nền tảng này, chính sách Bảo hiểm xã hội, BHYT đã và đang được thực hiện hiệu quả tại tỉnh Bắc Giang.

Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang, tính đến hết tháng 9/2022, toàn tỉnh có 340.650 người tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc; 37.790 người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện; 1,73 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 99% dân số của tỉnh.

Tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân đạt 99% đưa Bắc Giang vào nhóm các tỉnh, TP dẫn đầu cả nước về bao phủ BHYT. Quyền lợi người tham gia BHYT được bảo đảm. Người có thẻ BHYT được khám, chữa bệnh và thanh toán các khoản chi phí theo đúng quy định của Luật BHYT.

Bên cạnh đó, những năm qua, với vai trò là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, chính sách Bảo hiểm xã hội, BHYT luôn được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang chú trọng chỉ đạo thực hiện. Điều này thể hiện rõ qua cơ chế trích ngân sách tỉnh hỗ trợ hộ cận nghèo (20%), hộ nông- lâm- ngư- diêm nghiệp (10%) tham gia BHYT; hỗ trợ thêm 10% với các nhóm đối tượng khác tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện (người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo…).

Trên cơ sở đó, công tác giải quyết chế độ Bảo hiểm xã hội, chi trả lương hưu, khám chữa bệnh BHYT đã và đang được thực hiện nền nếp, hiệu quả, góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn.

Theo ông Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang, tỉnh đã có các mô hình, cách làm rất hiệu quả, tiêu biểu cho vai trò của cấp ủy, chính quyền trong việc phát triển Bảo hiểm xã hội, BHYT. Cụ thể, về việc thực hiện mô hình Tháng cao điểm, đã lấy tháng 11 hằng năm là dịp toàn tỉnh ra quân vận động nhân dân tham gia BHYT theo Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 01/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020.

Theo ông Sơn, mô hình này được thực hiện bền bỉ từ năm 2016 cho đến nay, huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền các huyện, đoàn thể ở địa phương, qua đó lan tỏa và đạt kết quả cao về phát triển Bảo hiểm y tế. Đặc biệt, tỷ lệ bao phủ BHYT tăng lên qua từng năm và hiện đạt khoảng 99% dân số.

Từ thành công của mô hình này, tỉnh Bắc Giang tiếp tục ban hành Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 02/7/2021 về việc đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025. Mô hình Tháng cao điểm vốn đã thành công với Bảo hiểm y tế, giờ lại tiếp tục được áp dụng với Bảo hiểm xã hội tự nguyện và được tổ chức vào tháng 5/2022 vừa qua.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả, tỉnh Bắc Giang đã nhìn nhận và đánh giá thường xuyên các hạn chế, vướng mắc để có chỉ đạo khắc phục. Đơn cử, tỷ lệ tham gia Bảo hiểm xã hội trên địa bàn chưa thực sự đạt yêu cầu như mong muốn. Số tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc dễ có biến động giảm nếu tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thay đổi theo chiều hướng khó khăn. Số tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đạt kết quả cao, nhưng chưa bền vững và cũng chưa thực sự “phủ sóng” đến đông đảo nhóm đối tượng tiềm năng…

Những hạn chế nói trên sẽ được Uỷ ban nhân dân tỉnh chú trọng chỉ đạo để sớm khắc phục, đặc biệt nêu cao hơn nữa vai trò tham mưu và chủ động thực hiện của Bảo hiểm xã hội tỉnh cũng như sự phối hợp của các sở, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.

Cùng chuyên mục
  • Tái thiết ngành du lịch, kiên cường phục hồi du lịch
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) – Đây là chủ đề của Diễn đàn Du lịch Mê Công 2022 (MTF) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức ngày 12/10, tại tỉnh Quảng Nam với sự phối hợp của Văn phòng Điều phối du lịch Mê Công (MTCO) và hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
  • Tháo gỡ khó khăn trong phát triển đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số
    một năm trước Xã hội
    Là địa bàn vùng núi Tây Nguyên, người dân phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) tại Kon Tum đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, việc nhiều hộ dân không còn nằm trong hộ nghèo do thay đổi chính sách, nhưng không đủ khả năng để tham gia đóng BHYT là thách thức lớn đối với Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh trong việc phát triển đối tượng, hoàn thành chỉ tiêu được giao.
  • Chú trọng công tác tuyên truyền để thu hút đối tượng tham gia
    một năm trước Xã hội
    Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) là hai chính sách thể hiện tính nhân văn, góp phần chia sẻ cộng đồng và phát triển xã hội. Với ý nghĩa đó, thời gian qua, BHXH tỉnh Đắk Lắk đã tập trung vào công tác truyền thông đến rộng rãi mọi người dân trên địa bàn tỉnh để tích cực tham gia, thụ hưởng chính sách.
  • Tỉnh miền núi gặp khó trong phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
    một năm trước Xã hội
    Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện các giải pháp nhằm phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, song theo BHXH tỉnh Đắk Nông, do đời sống, điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, dẫn đến kết quả phát triển đối tượng chưa đạt được như mong muốn.
  • Gia đình tôi luôn tin tưởng và an tâm khi tham gia chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Là cán bộ hưu trí và hiện đang tham gia công tác mặt trận của tổ dân phố, bà Phạm Thị Tuất (Tổ dân phố số 4, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) hiểu rõ vai trò và lợi ích của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) và khoản thu nhập từ lương hưu khi về già. Vì vậy, ngay khi chính sách BHXH tự nguyện ra đời, bà Tuất đã vận động các con đăng ký tham gia.
Bắc Giang tập trung tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế