Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 02/2023 giảm 6%

(BKTO) - Nhu cầu tiêu dùng của người dân trở lại trạng thái bình thường theo quy luật tiêu dùng sau Tết Nguyên đán nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 02/2023 giảm 6% so với tháng trước nhưng vẫn tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước.

tt.jpg
Doanh thu bán lẻ hàng hóa 02 tháng đầu năm 2023 ước đạt 781,8 nghìn tỷ đồng. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 02/2023 ước đạt 481,8 nghìn tỷ đồng.

Tính chung 02 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 994,2 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 0,9%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,2% (cùng kỳ năm 2022 giảm 1,1%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 02 tháng đầu năm 2023 tăng 24,9% so với hai tháng đầu năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch Covid-19.

Mặc dù vậy, quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 02 tháng qua chỉ đạt 77,7% quy mô của chỉ tiêu này nếu ước tính trong điều kiện bình thường không xảy ra dịch Covid-19 từ năm 2020 đến nay.

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 02 tháng qua ước đạt 781,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 6,5%). Đáng chú ý có nhóm hàng may mặc tăng 18,4%; lương thực, thực phẩm tăng 12,5%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 4%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 3,4%; riêng nhóm vật phẩm văn hoá, giáo dục giảm 3,7%.

So với cùng kỳ năm trước, doanh thu bán lẻ hàng hóa của một số địa phương tăng cao như: Đà Nẵng tăng 12,6%; Quảng Ninh tăng 10,6%; Đồng Nai tăng 9,7%; TP. Hồ Chí Minh tăng 9,2%; Hà Nội tăng 9%; Hải Phòng tăng 8,9%; Cần Thơ tăng 2,7%; Bình Dương tăng 2,4%.

Còn doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 02 tháng đầu năm 2023 ước đạt 109,1 nghìn tỷ đồng, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 4,7 nghìn tỷ đồng, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước do năm nay nhiều tỉnh/thành phố tổ chức các hoạt động khai xuân thu hút khách du lịch trong khi cùng kỳ năm trước không tổ chức do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Doanh thu du lịch lữ hành của một số địa phương tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước như: Hải Phòng gấp 17,5 lần; Tây Ninh gấp 15,9 lần; Đà Nẵng gấp 7,1 lần; Hà Nội gấp 3,1 lần; TP. Hồ Chí Minh tăng 84,4%; Lạng Sơn tăng 27,1%; Ninh Bình tăng 17,8%; Kon Tum tăng 6,2%; Bình Dương tăng 5,2%; Hà Giang tăng 2,9%; Lai Châu tăng 0,9%.

Doanh thu dịch vụ khác ước đạt 98,6 nghìn tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng chuyên mục
  • ChatGPT tác động như thế nào đến các doanh nghiệp công nghệ Việt?
    một năm trước Kinh tế
    Trước khi “cơn sốt” ChatGPT tới Việt Nam, các phần mềm trả lời tự động (chatbot) đã được nhiều công ty công nghệ Việt Nam cung cấp ra thị trường nhưng còn ở phạm vi hẹp. Các công ty công nghệ trong nước kỳ vọng sự xuất hiện của ChatGPT sẽ tạo thuận lợi hơn cho các chatbot của doanh nghiệp trong nước tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường.
  • Tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, đảm bảo quản trị rủi ro
    một năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các ngân hàng Việt Nam đã được cải thiện nhưng mức độ cải thiện rất chậm và vẫn còn khoảng cách so với các ngân hàng trong khu vực. Để nâng cao tỷ lệ này nhằm đảm bảo quản trị rủi ro, an toàn hoạt động, nhiều ngân hàng đã lên kế hoạch tăng vốn và xúc tiến các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A).
  • Sửa đổi Nghị định kinh doanh xăng dầu: Tạo động lực cho doanh nghiệp, hài hòa với lợi ích của người dân
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Bộ Công Thương đang chủ trì soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung quy định về công thức giá, phương thức điều hành giá xăng dầu, thời gian điều hành/công bố giá, mức chiết khấu tối thiểu trong kinh doanh xăng dầu, quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xăng dầu…
  • Lạm phát vẫn tăng mạnh tại các quốc gia châu Âu
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Lạm phát tại Pháp và Tây Ban Nha tiếp tục tăng trong tháng 2 do thực phẩm và dịch vụ đồng loạt tăng giá. Trong khi đó, tại Anh lạm phát giá thực phẩm đã lên mức kỷ lục trong bối cảnh người dân nước này đang chật vật ứng phó với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
  • Thu ngân sách Nhà nước tháng 02/2023 tăng 10,6%
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Thu ngân sách Nhà nước 02 tháng đầu năm 2023 ước tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách Nhà nước ước tăng 6% so với cùng kỳ năm 2022, đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.
Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 02/2023 giảm 6%