“Bức tranh” nông thôn Việt Nam đã được phác họa rõ nét

(BKTO)- Ngày 05/8, Viên Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và các đốitác, nhà tài trợ đã tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Tăng trưởng, chuyển dịchcơ cấu và thay đổi trong nông thôn Việt Nam” sau 5 vòng điều tra quy mô rộng đượctiến hành 2 năm/lần kể từ năm 2006 đến nay.




Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: PHÚC KHANG
Nhóm nghiên cứu gồm các thành viên trong nước và quốc tế đến từ nhiều cơ quan khác nhau đã điều tra lặp lại 2.162 hộ gia đình tại 12 tỉnh của Việt Nam, gồm Hà Tây (cũ), Nghệ An, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Quảng Nam và Long An.

Từ số liệu tổng hợp, các chuyên gia đã phân tích và rút ra rằng: Khu vực nông thôn trong 10 năm qua đã có sự tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Sự phát triển công nghệ thông tin cũng vượt xa các nước trong khu vực, xét trên số lượng thuê bao điện thoại cố định.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng và sự thiếu hụt thực phẩm nghiêm trọng đang giảm dần. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy những gì mà khu vực nông thôn đã đạt được có thể đạt được cao hơn nữa. Một vấn đề cần lưu ý là giá trị gia tăng trong nông nghiệp, lao động ở nông thôn vẫn “dậm chân tại chỗ” trong suốt thập kỷ qua. Trong khi nông nghiệp vẫn tiếp tục đóng vai trò đặc biệt quan trọng thì việc tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp của người dân nông thôn lại ngày càng tăng. Việc di cư liên tỉnh và nội tỉnh diễn ra khá phổ biến đối với nhiều thành viên trong hộ gia đình. Nông nghiệp ngày càng trở nên thương mại hóa ở nông thôn, nhất là trong việc mua bán lúa gạo. Nhưng các hộ nghèo trồng lúa nhiều hơn và dành để sử dụng nhiều hơn nên bán ít hơn.

Tại Hội thảo, GS.Finn Tarp - Trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch), Trưởng nhóm nghiên cứu - đã chỉ ra 5 phát hiện chính trong Báo cáo. Thứ nhất, điều kiện sống của các hộ gia đình nông thôn xét về giá trị tuyệt đối đã được cải thiện. Thứ hai, khu vực nông thôn đã có sự giảm mạnh về tỷ lệ đói nghèo, nhưng điều này không đúng với tất cả các hộ, bởi nhiều hộ còn bị nghèo hơn sau 10 năm. Thứ ba, việc có đầy đủ các tài sản, bao gồm giáo dục, vốn xã hội, tư liệu sản xuất giúp các hộ có cơ hội phát triển tốt hơn và tương tự, nếu hộ gia đình có nhiều thành viên trong độ tuổi lao động thì cơ hội phát triển cũng tốt hơn. Thứ tư, các hộ có mức giảm lớn trong chi tiêu thực phẩm và các chỉ tiêu phúc lợi xã hội khác thường là các hộ gặp phải các cú sốc và không phải là dân tộc Kinh. Thứ năm, vốn xã hội và các mối quan hệ mang tính đỡ đầu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế, xã hội và chính trị ở Việt Nam.

Theo nhóm nghiên cứu, dù quá trình cải cách kinh tế đã có rất nhiều thành tựu to lớn, nhưng Việt Nam mới chỉ giải quyết được một phần khó khăn thách thức kép về đói nghèo và chậm phát triển, nhiều thách thức lớn vẫn còn đang ở phía trước…

Bình luận dựa trên kết quả trong bản Báo cáo, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam Bo Monsted cho rằng, vấn đề cần quan tâm để có giải pháp phù hợp là nhiều hộ gia đình nông thôn Việt Nam đã bị tụt hậu so với 10 năm trước. Những hộ gia đình do phụ nữ làm chủ dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc bên ngoài hơn là những hộ do nam giới làm chủ. Do đó, nếu phụ nữ được trao quyền nhiều hơn, họ sẽ có cơ hội cải thiện đời sống khá giả hơn.

TS.Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và xã hội, đã nêu bật vai trò của kết quả nghiên cứu trên khía cạnh lao động nông thôn di cư ra thành thị thường có việc làm tốt hơn, thu nhập tốt hơn. Từ đó tạo nguồn lực tăng trưởng cho hộ gia đình thông qua các khoản tiền gửi, giúp gia đình đối phó với rủi ro đột xuất. Như vậy, chúng ta có thể an tâm hơn đối với chính sách người di cư và cần có những thay đổi chính sách phù hợp. Đồng thời, khi có các khoản tiền gửi về thì cách tiếp cận của hộ gia đình nông thôn đối với nguồn lực của nông thôn cũng tăng lên. Đây chính là tác động của di cư mà chúng ta chưa thấy có ở những nghiên cứu trước.

Không dừng lại ở việc nghiên cứu và phản ánh thực tế, nhóm nghiên cứu đã phân tích và đưa ra hàm ý chính sách quan trọng: duy trì sự tập trung vào những nhu cầu phát triển vật chất, con người và vốn xã hội, đặc biệt quan tâm đến những tỉnh còn khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số; cần phát triển các chính sách giúp nâng cao năng suất trong nông nghiệp; tích cực hỗ trợ các hoạt động phi nông nghiệp và giúp thành lập các DN hộ gia đình - một phần không thể thiếu của chiến lược thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong toàn nền kinh tế. Đồng thời, không né tránh việc hỗ trợ phát triển thị trường lao động linh hoạt hơn, được đặc trưng bởi tính năng động cao, luôn quan tâm đến vấn đề tạo việc làm…

TS.Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó Viện trưởng CIEM nhấn mạnh: “Bức tranh” tổng thể và toàn diện về đời sống nông thôn Việt Nam đã được phác họa rõ nét, từ tác động của tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn tới thị trường đất đai, lao động và vốn, đến tác động của các chính sách đối với tăng trưởng, bất bình đẳng và giảm nghèo ở cấp độ làng xã, bao gồm cả việc phân bổ thành quả và mất mát từ tăng trưởng kinh tế. Báo cáo cung cấp một đánh giá chuyên sâu về sự thay đổi trong đời sống nông thôn Việt Nam suốt một thập kỷ qua bằng việc kết hợp giữa nguồn dữ liệu điều tra lặp lại và công cụ phân tích hiện đại. Đây là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu, phân tích kinh tế vĩ mô về sự phát triển, về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu.
PHÚC KHANG
Cùng chuyên mục
  • Công tác phát hành, quản lý và sử dụng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2010-2013:Kỳ I: Nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Theo đánh giá của KTNN,công tác phát hành, quản lý, sử dụng trái phiếu Chính phủ (TPCP) những năm qua đãthu được những thành tựu căn bản, quan trọng, góp phần tích cực thúc đẩy pháttriển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo,đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường an ninh, quốc phòng, đặc biệt là có tác dụngthiết thực đối với vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn.
  • Điều hành kinh tế vĩ mô: Vẫn nên thận trọng dù triển vọng lạc quan
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Báo cáo Cậpnhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) công bốngày 20/7 đã “tô đậm” thêm những điểm sáng trong bức tranh kinh tế đất nước nửađầu năm 2015. Theo các chuyên gia của WB, dù triển vọng trong trung hạn củaViệt Nam nhìn chung là tích cực nhưng nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro,thách thức đòi hỏi Chính phủ cần phải chủ động, linh hoạt hơn nữa trong điềuhành.
  • Từ kết quả kiểm toán năm 2014: Nhìn lại hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Năm 2014, KTNN đã kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước năm 2013 của 249 DN thuộc 38 Tập đoàn, Tổng công ty (riêng 4 DN thuộc Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC còn mở rộng kiểm toán cả Báo cáo tài chính năm 2012).
  • Thị trường bất động sản: Chờ khởi sắc từ chính sách mới
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Luật Nhà ở vàLuật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ 01/7/2015 đang được kỳvong thổi một làn gió mới vào thị trường bất động sản (BĐS). Dù vậy, vẫn cònnhiều ý kiến trái chiều về một số quy định mới cùng với việc chậm trễ ban hànhcác Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã khiến “cú hích” từ chính sách phần nàochưa thực sự tác động mạnh đến thị trường.
  • Tiến tới thị trường phát điện cạnh tranh: Chặng đường còn dài
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tại Hội thảo xây dựngthể chế thị trường năng lượng cạnh tranh ở Việt Nam, TS. Nguyễn Đình Cung - Việntrưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khẳng định, tuy lộ trình xâydựng thị trường phát điện cạnh tranh đã kết thúc (năm 2014), nhưng Việt Nam vẫnchưa thực sự có được thị trường phát điện cạnh tranh. Chung nhận định này, nhiềuchuyên gia nhấn mạnh rằng sự thành công của cải cách phụ thuộc rất nhiều vào mứcđộ và tốc độ cải cách thể chế.
“Bức tranh” nông thôn Việt Nam đã được phác họa rõ nét