Cần cân nhắc một số quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

(BKTO) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản (Dự thảo). Góp ý cho Dự thảo này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng một số quy định tại Dự thảo vẫn còn bất cập, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc, xem xét.



                
   

VCCI cho rằng cần cân nhắcmột số quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản -Ảnh minh họa: dangcongsan.vn

   

Cụ thể, đối với hành vi “sử dụng thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá không truyền thông tin về hệ thống giám sát tàu cá theo quy định hoặc không có thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá trong quá trình hoạt động”, Dự thảo quy định khác nhau về khung xử phạt.

Theo đó, tại điểm c khoản 1 Điều 20 Dự thảo quy định xử phạt trong khung từ 300.000.000 đồng - 500.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài từ 24mtrở lên; hoặc từ 15m đến dưới 24m trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

Tại điểm c khoản 2 Điều 20 Dự thảo quy địnhxử phạt trong khung từ 500.000.000 - 700.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

Tại điểm c khoản 6 Điều 35 Dự thảo quy địnhxử phạt trong khung từ 100.000.000 đồng - 300.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài từ 15m đến dưới 24m.

Theo VCCI, quy định khác nhau về khung xử phạt như trên sẽ gây khó khăn khi áp dụng trên thực tế. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét điều chỉnh lại để đảm bảo tính thống nhất và dễ dàng trong thực thi.

Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 37 Dự thảo quy định, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm “không đăng ký lại tàu cá theo quy định” là “buộc phá dỡ hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng tàu cá”.

Tuy nhiên, VCCI cho biết, theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT thì tàu cá phải đăng ký lại trong trường hợp “Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá bị mất, bị rách nát, hư hỏng”; “thay đổi tên tàu, hô hiệu (nếu có) hoặc các thông số của tàu nhưng không làm ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật của tàu cá”; hoặc tàu cá “thay đổi thông tin của chủ sở hữu trong Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá”; “tàu cá hết thời hạn cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê” (quy định tại điểm b khoản 10 Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT).

“Đối với hành vi vi phạm không đăng ký lại tàu cá theo quy định, như Dự thảo quy định bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải phá dỡ hoặc chuyểnđổimục đích sử dụng của tàu cálà quá nặng. Đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bỏ quy định này” - VCCI góp ý.../.

DIỆU THIỆN
Cùng chuyên mục
  • Sẽ điều tra lao động, tiền lương tại 2.000 doanh nghiệp
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) – Kế hoạch điều tra được tiến hành từ ngày 01/4 tại 2.000 DN ở 18 tỉnh, thành phố nhằm xác định tình hình sử dụng lao động, mức lương và thực tế mức sống tối thiểu của người lao động…
  • Ngày 19/3, số ca nhiễm Covid-19 mới tiếp tục giảm mạnh còn 150.618 ca
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) – Theo Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 18/3 đến 16h ngày 19/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 150.618 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 150.606 ca ghi nhận trong nước (giảm 12.559 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 99.644 ca trong cộng đồng).
  • Ngân hàng mở: Nhiều tiện ích nhưng vẫn thiếu hành lang pháp lý để phát triển
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Ngân hàng mở là xu thế tất yếu, mang lại nhiều tiện ích cho cả nhà băng và khách hàng. Tuy nhiên hiện nay, mô hình kinh doanh mới này vẫn thiếu hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện để phát triển.
  • Xét chọn hàng hóa, dịch vụ được người tiêu dùng tin cậy năm 2022
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị và các hoạt động nhân ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam sẽ tổ chức Chương trình khảo sát Hàng hóa, dịch vụ được người tiêu dùng tin cậy năm 2022.
  • Tự chủ đại học: Nơi tuyển không hết, nơi mỏi mòn chiêu sinh
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Thực hiện tự chủ được coi là hướng "cởi trói" cho các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) thực hiện đổi mới, bứt phá về mọi mặt, trong đó có công tác tuyển sinh. Trong bối cảnh các trường ngày càng được chủ động kế hoạch tuyển sinh, việc tồn tại tình trạng người học dồn về một số trường, ngành học “hot”, trong khi một số trường, ngành học khác khó tuyển sinh là điều khó tránh khỏi, song cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Cần cân nhắc một số quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản