Cần có giải pháp căn cơ giải quyết tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn

(BKTO) - Trả lời vấn đề đại biểu nêu liên quan đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ với những khó khăn của người dân sinh sống tại đây; đồng thời khẳng định cần có giải pháp căn cơ, mang tính chiến lược với vấn đề này.

bt-h.jpg
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời đại biểu

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, trước tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng, đến đời sống của người dân nói chung, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có chuyến thị sát và giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình đề án tổng thể về vấn đề này, dự kiến đến tháng 9 tới, Bộ sẽ trình đề án, trong đó tiếp cận một cách tổng thể hơn, chiến lược hơn về vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn.

Bộ cũng tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia ở Hà Nội và TP. HCM; tổ chức diễn đàn do Thủ tướng Chính phủ chủ trì gặp gỡ lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học của 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để nghe thêm ý kiến của chuyên gia về vấn đề này.

Về tài nguyên nước, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, thế giới đánh giá chúng ta đang ở trong kỷ nguyên khô hạn mang tính chất toàn cầu, không riêng gì Việt Nam, nhưng Việt Nam là quốc gia bị tổn thương nhất.

Bộ trưởng khẳng định, tiếp cận vấn đề nước chúng ta phải tiếp cận ba chủ thể: số lượng nước, chất lượng nước và cách thức chúng ta sử dụng nguồn nước. Đặc biệt, cách thức sử dụng nguồn nước sẽ tác động tới số lượng nước và chất lượng nước. Chúng ta chưa bao giờ xem nước là tài nguyên, nhưng đứng trước thách thức biến đổi khí hậu, cách thức chúng ta khai thác, sử dụng, đã đến lúc chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận với nguồn nước.

Bộ trưởng nhấn mạnh, tiết kiệm nước còn liên quan đến phát thải khí nhà kính, trong đó đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh, tiết kiệm nước hơn sẽ làm giảm phát thải. Bộ trưởng cũng mong muốn Quốc hội ủng hộ đề án Chính phủ đã phê duyệt.

Chúng ta cũng cần có “tuyên ngôn” với bà con nông dân cả nước rằng, chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, do vậy cần có cách tiếp cận vừa ngắn hạn, vừa dài hạn, vừa có chiến lược tổng thể để chuyển đổi trạng thái nông nghiệp, từ tưới tràn, tưới xả sang tưới nhỏ giọt…

Về các giải pháp trước mắt hạn chế xâm nhập mặn, trữ ngọt, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đề nghị Chính phủ ưu tiên đầu tư cho đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các công trình có độ phủ rộng, nhiều người dân hưởng lợi.

bt-h..jpg
Vấn đề hạn hán, thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn đang diễn biến phức tạp tại đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: N.Lộc

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng trao đổi với đại biểu về vấn đề hồ chứa. Theo Bộ trưởng, các địa phương cần phải xem xét thận trọng, bởi không phải dễ để sử dụng diện tích lớn làm hồ trữ nước của một địa phương để phục vụ cho địa phương khác, nhất là địa hình bằng phẳng, không có độ dốc. Bộ trưởng cho rằng, các địa phương nên tham khảo kinh nghiệm của tỉnh Trà Vinh trong tiếp cận nguồn nước, các giải pháp tiết kiệm nướng, ngăn chặn xâm nhập mặn.

Về hồ thủy lợi, theo phân cấp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông đang trực tiếp quản lý 5 hồ lớn và 25 hồ liên quan nhiều tỉnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp cho các địa phương quản lý.

Đến thời điểm này các hồ an toàn, đang được thường xuyên theo dõi, quản lý. Đối với 900 hồ lớn, vừa, nhỏ đã phân cấp các địa phương quản lý, nguồn lực đầu tư theo luật ngân sách của địa phương. Tuy nhiên, đối với một số địa phương nguồn lực hạn chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng báo cáo Thủ tướng Chính phủ có giải pháp cụ thể hơn. Bộ trưởng đề nghị các đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát, đề xuất duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn hồ đập do địa phương quản lý…

Cùng chuyên mục
  • Sử dụng cát biển thay cát sông có “đánh cược” với môi trường?
    5 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Giải pháp để giải quyết khó khăn về vật liệu xây dựng cho các công trình, dự án trọng điểm là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, ngay từ đầu Phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 4/6.
  • Bình Dương: Luôn chủ động kêu gọi đầu tư vào các khu công nghiệp
    5 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Những tháng đầu năm 2024, tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bình Dương tiếp tục tăng. Tỉnh này tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư…
  • Bắc Kạn: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
    5 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Tính đến thời điểm hiện tại, tiến độ kết quả thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn chậm, một số địa phương chưa phân bổ hết nguồn vốn được giao, chưa có nhiều dự án phát triển sản xuất mới và hầu hết các dự án chưa thực hiện giải ngân nguồn vốn được giao.
  • Bảo đảm tính khả thi về phương thức đầu tư cao tốc đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành
    5 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) chiều 25/5, các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, có phương án khả thi để thực hiện đầu tư Dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP).
  • Gói hỗ trợ 19 tỷ USD - "Liều thuốc" tăng sức cạnh tranh cho ngành chip Hàn Quốc
    6 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol vừa công bố gói hỗ trợ trị giá 19 tỷ USD cho ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn. Động thái này nhằm tăng cường năng lực và sức cạnh tranh của ngành công nghiệp then chốt này trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt. Gói hỗ trợ bao gồm các chương trình tài chính, sáng kiến nghiên cứu phát triển và đầu tư cơ sở hạ tầng cho các nhà sản xuất chip, nhà cung cấp vật liệu và công ty thiết kế chip. Chính phủ kỳ vọng gói hỗ trợ này sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ chuỗi cung ứng bán dẫn của Hàn Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cần có giải pháp căn cơ giải quyết tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn