Cần tháo gỡ khó khăn trong công tác kiểm tra, đối chiếu thuế

(BKTO) - Hoạt động kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế tại cơ quan thu không chỉ góp phần đảm bảo tính tuân thủ đối với các quy định về thu ngân sách mà còn bổ trợ cho việc đánh giá, xác nhận tính đúng đắn của báo cáo quyết toán cũng như kiến nghị về công tác tổ chức thực hiện thu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, các Đoàn kiểm toán còn gặp một số khó khăn, đòi hỏi KTNN phải có các giải pháp khắc phục kịp thời.



Tại cuộc Tọa đàm của KTNN về kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế - những khó khăn và giải pháp, đại diện Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, KTNN - cho biết: Năm 2016, qua việc đối chiếu 1.653 người nộp thuế, KTNN đã kiến nghị nộp NSNN tăng thêm 2.050,6 tỷ đồng, trong đó có DN phải nộp thêm 882 tỷ đồng.

Điều này cho thấy, vấn đề vi phạm chính sách thuế đã diễn ra ở hầu hết địa phương, với mọi loại hình DN, đặc biệt là DN tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài; công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan Thuế chưa hiệu quả, còn bỏ sót nhiều vi phạm của DN như: kê khai thiếu doanh thu chịu thuế, sai thuế suất Thuế Giá trị gia tăng, áp dụng điều khoản miễn giảm Thuế Thu nhập DN không phù hợp, xác định chưa đúng số thu tiền sử dụng đất…; công tác miễn, giảm, hoàn thuế của cơ quan Thuế cũng chưa đúng quy định.

Nhiều khó khăn khi thực hiện kiểm tra, đối chiếu thuế

Theo Hiến pháp năm 2013, Luật KTNN năm 2015, Luật NSNN năm 2015, các hoạt động liên quan đến quản lý và sử dụng NSNN là đối tượng kiểm toán của KTNN. Tuy nhiên, đối với vấn đề kiểm toán thuế, Luật KTNN lại không quy định cụ thể, do đó, KTNN không thể quyết định riêng việc kiểm toán thuế như một cuộc kiểm toán độc lập mà phải lồng ghép khi kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tại các cơ quan quản lý thuế.

Do hoạt động kiểm tra, đối chiếu thuế không thực hiện tại các đơn vị được đối chiếu mà chủ yếu chỉ thực hiện qua hồ sơ kê khai, quyết toán thuế của đối tượng nộp thuế tại đơn vị quản lý thu nên việc cung cấp tài liệu cho KTNN còn gặp khó khăn. Nhiều DN, nhất là DN tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài không cung cấp hồ sơ, tài liệu một cách kịp thời, hoặc khi gần kết thúc cuộc kiểm toán mới cung cấp, đặc biệt, có DN còn không hợp tác khi có yêu cầu của KTNN. Tình trạng này khiến cho việc thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán gặp rất nhiều khó khăn.

Sự không thống nhất, thiếu đồng bộ giữa các văn bản pháp luật cũng dẫn đến cách hiểu khác nhau giữa đơn vị được đối chiếu và KTNN, biểu hiện rõ trong một số nội dung như: lĩnh vực khoáng sản, thời điểm xác định việc thu tiền sử dụng đất hay các điều kiện về miễn, giảm, hoàn thuế...

Giữa các cơ quan quản lý thu và KTNN cũng chưa có sự phối hợp tốt về thông tin. KTNN chưa thể truy cập và khai thác được dữ liệu quản lý của ngành Thuế mà chủ yếu phải phụ thuộc vào việc cung cấp tài liệu của cơ quan này.

Trên thực tế, số lượng đối tượng nộp thuế là rất lớn, lại diễn ra trên địa bàn rộng, do đó, số mẫu chọn kiểm toán chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số đối tượng quản lý. Ngoài ra, các đơn vị được đối chiếu cũng thường cung cấp tài liệu vào thời điểm chuẩn bị kết thúc cuộc kiểm toán, bởi vậy, Đoàn kiểm toán khó có đủ thời gian để thực hiện đối chiếu. Bên cạnh đó, năng lực còn hạn chế của Kiểm toán viên cũng là khó khăn mà KTNN gặp phải khi thực hiện nội dung kiểm toán này.

Tìm giải pháp khắc phục

Từ thực tế nêu trên, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đối chiếu thuế. Cụ thể: Khi thực hiện kiểm toán việc quản lý thu nộp ngân sách tại cơ quan quản lý thu, Đoàn kiểm toán cần tăng cường nghiên cứu hồ sơ, phân tích thông tin, phát hiện những nội dung chưa rõ, chưa phù hợp hoặc có những nội dung bất thường, có dấu hiệu sai sót về nghĩa vụ thuế… để thực hiện kiểm tra, đối chiếu với người nộp thuế trong những trường hợp cần thiết.

Khi kiểm tra, đối chiếu tại cơ quan quản lý thu mà không được cung cấp đầy đủ tài liệu, hồ sơ, KTNN cần phối hợp với cơ quan quản lý thu, liên hệ với đơn vị để kiểm tra, đối chiếu tại trụ sở của người nộp thuế. Khi Đoàn kiểm toán thực hiện kiểm tra, đối chiếu, cần có sự tham gia của đại diện cơ quan Thuế để cùng phối hợp yêu cầu người nộp thuế cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra, đối chiếu.

Các Đoàn kiểm toán phải xây dựng kế hoạch chi tiết việc kiểm tra, đối chiếu số liệu của người nộp thuế và phải gửi cho chính quyền địa phương, cơ quan Thuế cũng như đơn vị được đối chiếu để các đơn vị phối hợp. Kế hoạch này bao gồm các nội dung: mục đích, yêu cầu (lý do, nguyên nhân…), nội dung, đối tượng, thành phần tham gia, địa điểm cũng như thời gian thực hiện đối chiếu.

KTNN cần sớm có công văn gửi UBND, HĐND các cấp chỉ đạo cơ quan Thuế yêu cầu người nộp thuế phối hợp, cung cấp hồ sơ, tài liệu cho Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán thực hiện kiểm tra, đối chiếu. Đồng thời, thường xuyên trao đổi và phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo đôn đốc các cá nhân liên quan cung cấp hồ sơ và giải trình kịp thời các phát hiện sai sót.

Để đảm bảo thuận lợi trong quá trình thực hiện kiểm tra, đối chiếu thuế, KTNN cần đưa nội dung việc kiểm tra, đối chiếu thuế có thể thực hiện tại cơ quan Thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế vào Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết một số điều của Luật KTNN năm 2015.
THU HƯỜNG
Theo Báo Kiểm toán số 47 ra ngày 23-11-2017
Cùng chuyên mục
  • Cơ chế đặc thù cho TP. HCM:  Tạo động lực cho đầu tàu  kinh tế phát triển
    6 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Ngày 20/11, thảo luận tại hội trường về Dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển TP. HCM, đa số các đại biểu Quốc hội đều nhất trí việc thông qua Nghị quyết theo quy trình một kỳ họp; đồng thời khẳng định sự cần thiết của việc ban hành Nghị quyết sẽ tạo động lực phát triển cho thành phố với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước.
  • Hóa đơn điện tử: Lợi… nhưng vẫn lo
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Hạ tầng công nghệ thông tin yếu kém, sự kết nối giữa các cơ quan quản lý còn rời rạc, chi phí cao cho các tổ chức trung gian… được đánh giá là những trở ngại chính khiến nhiều DN chưa mặn mà với việc áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT)
  • Cần xác định lại đầu mối quản lý  và phạm vi nợ công
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Theo lịch trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) sẽ được xem xét, thông qua vào ngày 23/11 tới đây. Để hoàn thiện Dự thảo, các đại biểu Quốc hội và chuyên gia kinh tế đã đưa ra nhiều khuyến nghị cụ thể dựa trên thực trạng nợ công của Việt Nam, đặc biệt là vấn đề xác định phạm vi nợ và đầu mối quản lý.
  • Nộp thuế điện tử 24/7:  Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Quy trình “nộp thuế điện tử qua ngân hàng phối hợp thu và thông quan 24/7” đã thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của cộng đồng DN. Tuy nhiên, để hình thức thanh toán này thực sự thuận tiện, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn nữa cho cả phía cơ quan thu cũng như bên nộp thuế.
  • Xử lý những ngân hàng yếu kém:  Phá sản là lựa chọn cuối cùng
    7 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Giai đoạn 2011-2015, mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những chỉ đạo quyết liệt trong việc thực hiện tái cơ cấu ngân hàng, song không ít ngân hàng yếu kém vẫn chưa được xử lý một cách triệt để. Nhằm khắc phục thực trạng này, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) đã đưa ra 5 biện pháp tái cơ cấu, trong đó có các quy định về phá sản ngân hàng yếu kém.
Cần tháo gỡ khó khăn trong công tác kiểm tra, đối chiếu thuế