Chậm cơ giới hóa nông nghiệp do đâu?

(BKTO) - Mục tiêu đề ra là đến năm 2010 phải đáp ứng được khoảng40% đến 50%. Sau 10 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chiếnlược phát triển ngành này. Theo các chuyên gia kinh tế, ngành Cơ khí chế tạomáy nông nghiệp hiện vẫn “dậm chân tại chỗ” khiến nông dân phải sử dụng cácloại máy móc có chất lượng thiếu ổn định, công suất nhỏ, chủ yếu được nhập khẩutừ Trung Quốc.




Hiện nay cơ giới hóa nông nghiệp mới chỉ tập trung chủ yếu ở cây lúa. Ảnh: T.S
Ít chuyển biến

Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mặc dù nhiều khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay có tỷ lệ cơ giới hóa khá cao, song nhìn chung trình độ trang bị còn rất lạc hậu, thể hiện ở các máy làm đất công suất nhỏ, chỉ thích hợp với quy mô hộ và đất manh mún, cơ giới hóa mới tập trung chủ yếu ở cây lúa. Mức độ trang bị động lực cho nông nghiệp hiện mới đạt bình quân 1,6 mã lực (HP)/ha canh tác, thấp hơn nhiều so với các nước châu Á như: Thái Lan đạt 4HP/ha, Trung Quốc đạt 8HP/ha, Hàn Quốc 10HP/ha. Cùng với đó, năng lực nghiên cứu ứng dụng máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp còn nhiều yếu kém, bất cập. Hiện ngành Cơ khí trong nước mới có khoảng 100 cơ sở chế tạo, phần lớn là quy mô nhỏ, quy trình sản xuất khép kín, thiếu chuyên môn hóa.

Để khắc phục sự thiếu hụt về máy móc sản xuất, bắt buộc nước ta phải nhập khẩu. Tuy nhiên, theo ông Phạm Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương), trong khi nhiều nước khác đưa ra những hàng rào kỹ thuật trong việc nhập khẩu máy móc thì Việt Nam lại chưa có tiêu chuẩn áp dụng cho máy móc phục vụ nông nghiệp, hiện máy móc có nguồn gốc từ Trung Quốc giá thành rẻ được nhập khẩu nguyên chiếc hoặc lắp ráp tại Việt Nam khá phổ biến. Các máy này đều có chất lượng không cao. Bên cạnh đó, máy móc cơ khí phục vụ nông nghiệp của các DN trong nước đều bán với giá có thuế VAT từ 5% đến 10%, trong khi máy móc thiết bị được nhập khẩu từ nhiều nguồn khác được bán không có hóa đơn thuế, hoặc với giá khai báo tính thuế rất thấp, điều này đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, gây rối loạn thị trường.

Nhận định nguyên nhân khiến cơ giới hóa trong nông nghiệp ở nước ta vẫn ì ạch bao năm qua, Phó Chủ tịch Hội Cơ khí nông nghiệp Việt Nam Đoàn Xuân Hòa cho rằng: Nguyên nhân quan trọng là thiếu nguồn vốn đáp ứng từ hệ thống ngân hàng. Đến nay, mới chỉ có 2/11 dự án cơ khí thuộc Chương trình cơ khí trọng điểm được giải ngân với giá trị hơn 60 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của 11 dự án là xấp xỉ 10.000 tỉ đồng. Hơn nữa các dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ, cơ khí nông nghiệp phần lớn có quy mô vừa và nhỏ nên càng khó tiếp cận được các cơ chế ưu đãi của nhà nước.

Chính sách còn nhiều bất cập

Nhằm tạo bước chuyển biến tích cực trong việc đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, ngày 14/11/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Trong đó đáng kể nhất là người dân được hỗ trợ lãi suất 100% trong 2 năm đầu và 50% vào năm thứ 3 để đầu tư mua sắm các máy móc phục vụ canh tác và giảm tổn thất sau thu hoạch. Quyết định này tạo điều kiện giúp hộ dân, DN mạnh dạn đầu tư máy móc thực hiện cơ giới hóa đảm bảo chất lượng bảo quản sau thu hoạch đối với các lĩnh vực trồng trọt, rau quả và thủy sản từ đó nâng cao sản lượng và giá trị.

Tuy nhiên, theo đại diện Ngân hàng nhà nước Việt Nam, việc quy định danh sách chủng loại máy, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp hiện nay còn hạn chế và bất hợp lý. Mặc khác, lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước cho đối tượng ưu đãi này còn cao, hiện nay là 9,6%/năm, trong khi mặt bằng lãi suất cho vay thương mại bình quân của các ngân hàng ở mức 9% đến 10%/năm nên chưa thu hút được các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các DN đầu tư dự án chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Phát biểu tại Hội nghị “Đẩy mạnh cơ giới hóa tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp” mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Vũ Văn Tám thừa nhận, vẫn đang tồn tại một số bất cập trong triển khai Quyết định 68/2013/QĐ-TTg. Để đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp và giải quyết những bất cập trong chính sách, ông Vũ Văn Tám cho biết, trước tiên Bộ NN&PTNT sẽ giao cho các cơ quan liên quan thành lập tổ rà soát, bổ sung, hoàn thiện để trình Chính phủ xem xét trong thời gian sớm nhất. Mặt khác, Bộ cũng sẽ xác định lợi thế của từng vùng, lựa chọn loại hình máy móc, thiết bị phù hợp với từng cây, con cụ thể, đồng thời yêu cầu các địa phương rà soát lại qui hoạch theo hướng sản xuất tập trung, hình thành cánh đồng lớn nhằm tạo điều kiện cho việc áp dụng nhanh cơ giới hóa vào các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

THANH TÙNG

Cùng chuyên mục
  • Định hướng chính sách phát triển công nghiệp trong hội nhập
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Ngày 20/6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Chính sách phát triển công nghiệp ViệtNam đến năm 2035: Thực trạng và định hướng” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợpvới Bộ Công thương, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức nhằm xây dựngĐề án “Định hướng chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn2016-2025, tầm nhìn đến năm 2035”. Hội thảo có sự tham dự của gần 250 đại biểulà đại diện các Bộ, Ban, ngành, các đơn vị nghiên cứu cùng các chuyên gia có uytín trong và ngoài nước.
  • Hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN: DN lo “giữ chân” nhân tài
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Chỉ còn 6tháng nữa, cánh cửa của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức mở ra. Nhiềucơ hội thuận lợi song cũng không ít thách thức đặt ra đối với DN Việt Namkhi tham gia vào “sân chơi” khu vực. Một trong những thách thức đó là việc tựdo dịch chuyển lao động trong khối sẽ khiến cho các DN nội rất có thể sẽ đứngtrước nguy cơ bị “thất thoát” lực lượng lao động tay nghề cao nếu không lo “giữchân” nhân tài.
  • Xử lý nợ xấu: Có nên đợi Luật?
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Thời gianqua, không ít đại biểu Quốc hội, các chuyên gia đã đề xuất xây dựng một đạo luậtvề xử lý nợ xấu. Nếu điều này được thực hiện sẽ tạo cơ sở pháp lý để các Bộ,ngành, cơ quan cùng “vào cuộc” giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên, điều mà các chuyêngia băn khoăn là công tác xây dựng luật sẽ “ngốn” rất nhiều thời gian trong khimục tiêu đưa nợ xấu về khoảng 3% vào cuối năm 2015 đòi hỏi phải có giải phápkịp thời, nhanh chóng. Câu hỏi đặt ra là: Có nên đợi Luật để xử lý nợ xấu?
  • Đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế để hội nhập và phát triển bền vững
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Nghị quyết của Quốc hội đặt ra mục tiêu, đến cuối năm2015, đảm bảo cơ bản hoàn thành cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triểnnhanh và bền vững, hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô vàan sinh xã hội. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, việc triển khai tái cơ cấu(TCC) nền kinh tế chưa đạt được kết quả như mong đợi. Trong các phiên nghị sựtại kỳ họp thứ 9, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bày tỏ sự sốt ruột, lo lắng vàđề nghị Chính phủ cần quyết liệt đẩy mạnh tiến trình TCC nền kinh tế, nhất làtrong thời điểm nước ta đang bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng hơn.
  • Giúp DN “vượt khó” để hội nhập
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Trong phiên thảo luận tại hội trường ngày 08/6 của kỳ họp thứ 9 (Quốc hội khóa XIII),không ít các đại biểu Quốc hội tỏ ra lo ngại cho tình trạng “sức khỏe”còn “non yếu” của các DN Việt Nam và đề nghị Chính phủ cần tiếp tục thực hiệncác giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lựccạnh tranh của DN trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. Thêm một lần nữa, vấn đề này lại được các chuyên gia “hâm nóng” tại Diễn đàn DN Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2015 do Liên minh VBFphối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức tạiHà Nội ngày 09/6.
Chậm cơ giới hóa nông nghiệp do đâu?