Châu Âu cần tăng cường chống đánh bắt cá trái phép

(BKTO) - Vừa qua, Tòa Thẩm kế châu Âu (ECA) đã đưa ra thông báo và nhấn mạnh “Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) cần đẩy mạnh đấu tranh chống đánh bắt cá trái phép”.



                
   

Cần nỗ lực chống đánh bắt cá trái phép. Ảnh: ft.com
   

   

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không tuân thủ quy định báo cáo và kiểm soát là những mối đe dọa lớn nhất đối với các hệ sinh thái biển, làm suy yếu các nỗ lực quản lý nghề cá bền vững. EU và các nước thành viên đã áp dụng các biện pháp để kiểm soát việc đánh bắt cá bất hợp pháp. Nhưng do cách thức áp dụng các biện pháp kiểm tra và trừng phạt của các quốc gia thành viên không đồng đều, các biện pháp này không hiệu quả như mong muốn.

Các kiểm toán viên khuyến nghị Ủy ban châu Âu cần giám sát việc các quốc gia thành viên củng cố hệ thống kiểm soát để ngăn chặn việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản bất hợp pháp và đảm bảo các nước áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với việc đánh bắt bất hợp pháp ở mọi vùng biển. EU là một “ông lớn” trong ngành thủy sản thế giới, để phù hợp với các Mục tiêu phát triển bền vững, EU đã cam kết chấm dứt những tồn đọng trên vào năm 2020, tuy nhiên cam kết này đã không được thực hiện.

Bà Eva Lindström - thành viên ECA, trưởng đoàn kiểm toán - cho biết: “EU có các hệ thống kiểm soát nhằm hạn chế các sản phẩm đánh bắt bất hợp pháp đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế tình trạng này vẫn diễn ra. Ngoài ra, các quốc gia thành viên đã không áp dụng đồng đều các biện pháp kiểm tra và trừng phạt”. Kế hoạch chứng nhận khai thác của EU dựa trên giấy tờ, điều này làm tăng nguy cơ gian lận; cuộc kiểm toán cho thấy nếu thực hiện một cơ sở dữ liệu điện tử duy nhất ở cấp độ EU sẽ đảm bảo tính hiệu quả hơn. Trên thực tế, Ủy ban châu Âu đã phát triển một hệ thống công nghệ thông tin giúp phát hiện gian lận và tự động hóa các biện pháp kiểm soát. Tuy nhiên, không quốc gia thành viên nào sử dụng hệ thống này.

Các kiểm toán viên nhận thấy các cuộc kiểm tra ở cấp độ quốc gia thường phát hiện các trường hợp đánh bắt bất hợp pháp. Tình trạng đánh bắt quá mức và báo cáo khống vẫn tồn tại do việc kiểm soát yếu kém ở một số nước. Khai thác sai sản lượng đánh bắt là hành vi vi phạm phổ biến nhất của các tàu đánh bắt của EU, tiếp theo là đánh bắt trong các khu vực đóng cửa hoặc không được phân bổ hạn ngạch và sử dụng thiết bị bất hợp pháp; việc xả thải bất hợp pháp trên biển vẫn tồn tại.

Về hệ thống xử phạt, các kiểm toán viên nhấn mạnh phần lớn vi phạm nghiêm trọng được phát hiện đã dẫn đến việc điều tra hoặc truy tố để đưa ra các biện pháp trừng phạt kịp thời, nhưng lại không có một sân chơi bình đẳng trên toàn EU. Ở một số quốc gia, các biện pháp trừng phạt không đủ thuyết phục để ngăn chặn việc đánh bắt bất hợp pháp, vì không tương xứng với lợi ích thu được từ các hành vi vi phạm. Các kiểm toán viên khuyến nghị Ủy ban cần làm rõ việc áp dụng thống nhất và hiệu quả một hệ thống xử phạt có tính chất ngăn chặn. Ngoài ra, việc áp dụng hệ thống điểm phạt giữa các quốc gia thành viên cần được hài hòa./.
Yến Nhi – Bé Ngọc
(Theo ECA)
Cùng chuyên mục
  • Hoa Kỳ: Chỉ ra nhiều thách thức về quản lý dữ liệu y tế
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Kiểm toán nhà nước Hoa Kỳ (GAO) vừa qua đã đưa ra lời cảnh báo “Các tình trạng khẩn cấp về sức khoẻ cộng đồng: Thách thức về quản lý dữ liệu gây tác động đến việc ứng phó của quốc gia”. Các trường hợp khẩn cấp về y tế công cộng biến chuyển nhanh chóng, tuy nhiên, việc các tổ chức y tế công thiếu khả năng chia sẻ dữ liệu và thông tin cập nhật về khả năng cứu người dẫn đến làm suy giảm năng lực của quốc gia trong việc ứng phó nhanh chóng với các trường hợp khẩn cấp.
  • Phần Lan: Tài chính của Chính phủ đối mặt nhiều thách thức
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Kiểm toán nhà nước Phần Lan (FNAO) vừa qua đã đệ trình báo cáo thường niên lên Nghị viện có chủ đề: “Tài chính của chính quyền trung ương tiếp tục đối mặt với những thách thức – tác động của các biện pháp cần được đánh giá một cách toàn diện”. FNAO cho rằng, để ứng phó với thực trạng này cần thực hiện đánh giá tác động toàn diện cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa các ngành quản lý. FNAO kỳ vọng các thủ tục hành chính sớm được cải cách; các biện pháp chính sách được lập kế hoạch và chỉ đạo sát sao hơn.
  • Thông qua việc thành lập nhóm Cơ quan Kiểm toán tối cao SAI20
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Thời báo Jakarta Post của Indonesia vừa qua đưa tin Hội nghị G20 (diễn đàn dành cho các Nguyên thủ và Thống đốc ngân hàng trung ương từ 19 nền kinh tế hàng đầu thế giới cùng Liên minh châu Âu) tại Indonesia đã ra thông cáo thông qua việc thành lập nhóm Cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI20). SAI20 là một nhóm mới trong quy trình hoạt động của G20, được Indonesia đề xuất nhằm duy trì các nguyên tắc quản trị tốt.
  • Đánh giá cuộc kiểm toán chung giữa IDI và OLACEF
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Tháng 9 vừa qua, Cơ quan Sáng kiến phát triển của Tổ chức Quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao (IDI-INTOSAI) đã cung cấp thông tin về “Các cuộc kiểm toán hợp tác giữa IDI và Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao khu vực Mỹ Latinh và Caribe (OLACEF) về mua sắm công bền vững sử dụng công cụ phân tích dữ liệu”. IDI-INTOSAI xem xét hiệu quả của cuộc kiểm toán chung và đánh giá các quốc gia có thúc đẩy mua sắm công bền vững như một công cụ chiến lược cho tăng trưởng xanh không.
  • KTNN khu vực V: Làm tốt công tác phát triển đảng viên
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, có ý nghĩa quyết định sự tồn tại, phát triển của Đảng, trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”, đó là bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức rèn luyện đạo đức cách mạng, đào tạo nguồn nhân lực kế tục cho sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Châu Âu cần tăng cường chống đánh bắt cá trái phép