Chính phủ tập trung cải thiện môi trường kinh doanh

(BKTO) - Ngày 29/4, tại Hội trường Thống nhất (TP.HCM), tân Thủ tướng NguyễnXuân Phúc đã chủ trì Hội nghị Thủ tướng với DN năm 2016 với chủ đề “Doanhnghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước”. Cùng tham dự có cácPhó Thủ tướng: Trương Hoà Bình, Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng, Vũ Đức Đam;lãnh đạo của các Bộ, ngành, địa phương và đông đảo các DN trong nước, DN có vốnđầu tư nước ngoài, đại diện Hiệp hội DN.




Môi trường đầu tư kinh doanh hiện nay vẫn chưa thực sự tạo thuận lợi cho DN phát triển.Ảnh: TS
DN còn nhiều khó khăn

Đúc rút những tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng DN trên cả nước, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thẳng thắn đề nghị Chính phủ ban hành một Nghị quyết về chương trình hành động quốc gia phát triển DN cho cả nhiệm kỳ, bảo đảm thực hiện được yêu cầu xuyên suốt là củng cố niềm tin, vực dậy tinh thần, phục hồi và phát triển DN.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, có 2 việc cần làm ngay: phải có những giải pháp quyết liệt để giảm mạnh rủi ro và chi phí, đặc biệt là chi phí không chính thức để bảo đảm an toàn và khoan sức cho DN; vừa hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, vừa tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN. Bởi số liệu điều tra thực tế cho thấy hiệu quả hoạt động của DN không mấy lạc quan. Trong số các DN đang hoạt động ở thời điểm cuối năm 2015, chỉ có 42% DN hoạt động có lãi, còn 58% DN thua lỗ hoặc hòa vốn. Mặc dù con số này đã được cải thiện so với mức 32% và 35% của năm trước đó, nhưng việc chỉ có chưa đầy một nửa số DN kinh doanh có lãi trong một nền kinh tế là điều không bình thường. “Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của các DN còn thấp và môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều khó khăn” - TS. Lộc phân tích.

Hơn nữa, kể từ khi có Luật DN đến nay, Việt Nam đã có 941 nghìn DN được đăng ký thành lập. Tính đến ngày 31/12/2015, cả nước có 513 nghìn DN còn hoạt động (chiếm 54,5%), 428 nghìn DN ngừng hoạt động hoặc giải thể vì nhiều lý do khác nhau (chiếm 45,5%). Điều cần chú ý là khoảng một nửa số DN ngừng hoạt động hoặc giải thể chủ yếu là trong 3 năm gần đây và con số này vẫn đang có xu hướng gia tăng. Như vậy, tuy số DN thành lập mới có tăng lên, song chênh lệch giữa số DN thành lập mới và giải thể, ngừng hoạt động đang thu hẹp lại. Trong điều kiện một nền kinh tế thị trường non trẻ, mở cửa hội nhập và có nhiều cơ hội kinh doanh như ở Việt Nam thì con số này rất đáng suy ngẫm.

Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo Chính phủ đã lắng nghe tất cả các ý kiến đóng góp, đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từ cộng đồng DN trong và ngoài nước. Chủ tịch VCCI đã đưa ra bản tổng hợp đề xuất liên quan đến 10 nhóm vấn đề gồm: Luật DN, Luật Đầu tư và các thủ tục đăng ký kinh doanh; Thuế, hải quan; Đất đai, xây dựng giải phóng mặt bằng, tài nguyên môi trường; Vốn, tiếp cận vốn; Giao thông vận tải, phí và lệ phí; Chính sách khoa học công nghệ, bảo hộ bản quyền, sở hữu trí tuệ; Liên quan đến báo chí, truyền thông; Công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan hành chính; Lao động, việc làm và tiền lương; Nhóm các vấn đề khác. Đồng thời, Chủ tịch VCCI đề nghị Chính phủ nên xác định 5 năm tới là 5 năm quốc gia khởi nghiệp, 5 năm cả nước tập trung toàn lực phát triển DN.

Đại diện của các DN trong nước đã nêu ra những vướng mắc, bất cập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, công nghiệp ô tô, công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, bán lẻ, dệt may, nông nghiệp… Các Hiệp hội DN nước ngoài đưa ra các kiến nghị về chính sách đất đai, đầu tư vào sản xuất, chế biến, chế tạo, vấn đề sở hữu trí tuệ, chất lượng nguồn nhân lực…

Chung tay gỡ khó cho DN

Các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đã trực tiếp giải đáp những khó khăn, đưa ra giải pháp tháo gỡ vướng mắc trên tinh thần cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng lành mạnh, tạo thuận lợi tối đa cho DN phát triển. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết sẽ tiếp tục rà soát, kiến nghị Chính phủ các giải pháp để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, loại bỏ các nút thắt, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu của Thủ tướng là làm sao cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Giải pháp chỉ đạo điều hành mới theo Nghị quyết 19/NQ-CP là tất cả các thành viên của Chính phủ đều phải vào cuộc chứ không chỉ tập trung ở một số bộ, ngành như trước.

Theo Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình thì tuyệt đối không được đặt ra rào cản kinh doanh bất hợp lý nào. Để triển khai Luật DN, Luật Đầu tư, Chính phủ sẽ chỉ đạo rất quyết liệt để đến ngày 01/7 sẽ có đủ các văn bản hướng dẫn dưới Luật, hoàn thiện hành lang pháp lý.
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước đã tập trung làm thể chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh, nhìn chung là tốt, tạo điều kiện hơn trước rất nhiều, với nhiều quy định tiến bộ. Chính vì thế, DN, doanh nhân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh góp phần phát triển đất nước. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn phát triển mới, môi trường đầu tư kinh doanh hiện tại vẫn chưa thực sự tạo thuận lợi cho DN ra đời và phát triển.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ bảo đảm kinh tế vĩ mô, môi trường hòa bình, thuận lợi cho DN phát triển, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng, đảm bảo quyền kinh doanh của DN theo quy định của pháp luật. Các cơ quan quản lý nhà nước khi ban hành chính sách phải quy định rõ ràng, bảo đảm sự ổn định lâu dài của chính sách để DN yên tâm bỏ vốn đầu tư. Tuy nhiên, các DN phải xây dựng được chiến lược hội nhập của mình, xây dựng văn hóa hội nhập, văn hóa doanh nhân, liêm chính trong phát triển. DN phải chủ động, sáng tạo, tự cứu mình trước khi trời cứu. Đồng thời, Thủ tướng kêu gọi các DN cần nêu cao tinh thần dân tộc, nói không với gian lận, trốn lậu thuế, kinh doanh trái phép, làm ăn bất chính, vô cảm với đồng bào.

QUỲNH ANH
Cùng chuyên mục
  • “Đánh thức” DN trong vấn đề sở hữu trí tuệ khi tham gia TPP
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tếxuyên Thái Bình Dương (TPP) đang mở ra nhiều cơ hội cho DN Việt Nam tiến sâuhơn vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức khi phải thựchiện toàn bộ các cam kết trong Hiệp định. Một lĩnh vực mà TPP đặc biệt quan tâmlà bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), trong đó thực thi quyền SHTT rất đượcchú trọng. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn bị nhiều DN Việt Nam bỏ ngỏ.
  • Thiếu ý thức xây dựng và bảo vệ thương hiệu:  “Doanh nghiệp Việt chịu thiệt đơn, thiệt kép”
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Xây dựng thương hiệu, thương hiệuquốc gia (THQG) trong nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam, đó là chủ đềxuyên suốt chuỗi sự kiện chào mừng “Ngày Thương hiệu Việt Nam - 20/4” năm nay.Tại Diễn đàn THQG với truyềnthông và cộng đồng do Bộ Công thương tổ chức diễn ra ngày 20/4, nhiều đại biểu cùngchung nhận định: DN Việt đang chịu nhiều thiệt hại khi thiếu ý thức xây dựng vàbảo vệ thương hiệu.
  • Quản lý chặt nguồn cung chất cấm trong chăn nuôi
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở nên nhứcnhối và nhận được sự quan tâm của dư luận. Không nhức nhối sao được khi nó đangkhiến cho “con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn thế” (lời một đạibiểu Quốc hội). Tìm giải pháp cho vấn nạn này, theo nhiều đại biểu tại Diễn đàn: “Giải pháp quản lý chất cấm và lạm dụng khángsinh trong chăn nuôi” là cần phải cóbiện pháp hữu hiệu để quản lý chặt nguồn cung chất cấm trong chăn nuôi.
  • PCI - “Nhịp trống thôi thúc công cuộc cải cách”
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Đó là thông điệp lớn nhất mà TS. Vũ Tiến Lộc - Chủtịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gửi tới lãnh đạo 63 tỉnh,thành phố trên cả nước tại Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI2015 với kỳ vọng các địa phương sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa trong công cuộc cảicách môi trường kinh doanh.
  • Hướng tới tín dụng nông nghiệp bền vững tại Việt Nam
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tín dụng nông nghiệp được xem như chìa khóa đểphát triển nông nghiệp và khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những năm qua nguồn tín dụng được đưa vào nôngnghiệp rất ít và người nông dân rất khó tiếp cận. Tìm giải pháp cho vấn đề này,vừa qua, Cơ quan Hợp tác Quốc tếNhật Bản (JICA) phối hợp cùng Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Hộinghị “Hướng tới tín dụng nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - từnghiên cứu cho tỉnh Lâm Đồng”.
Chính phủ tập trung cải thiện môi trường kinh doanh