Chú trọng tổ chức dạy học qua truyền hình

(BKTO) - Trước những kiến nghị của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam về việc tổ chức hình thức dạy học phù hợp cho học sinh trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra ngày 06/9, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức triển khai năm học mới thích ứng với tình hình dịch bệnh, bảo đảm an toàn, học tập kinh nghiệm của các nước và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.



Trong đó, Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức dạy học qua truyền hình, bảo đảm cho các em học sinh được tiếp cận giáo dục một cách bình đẳng nhất là những nơi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
                
   

Cần chú trọng tổ chức dạy học qua truyền hình. Ảnh: Báo Thái Bình

   

Trước đó, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã gửi kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ về giải pháp ưu tiên cho Tiểu học và Trung học cơ sở (THCS) chuyển sang học đại trà qua các kênh truyền hình trên cả nước.

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhận thấy, trong giáo dục ở mọi cấp mới chỉ tập trung vào phương thức dạy học trực tuyến. Ngoài ra còn thiếu sự thống nhất trong chỉ đạo triển khai dạy học từ xa, đặc biệt là dạy học qua truyền hình, cho khối giáo dục phổ thông ở quy mô cả nước.

Theo Hiệp hội, dạy học qua truyền hình và dạy học trực tuyến có các đặc điểm và những điểm mạnh, yếu khác nhau. Tuy nhiên đối với giáo dục phổ thông, đặc biệt đối với các cấp học Tiểu học và THCS, phương thức dạy học qua truyền hình có nhiều ưu điểm nổi trội hơn. Kinh nghiệm thế giới cho thấy học sinh phổ thông, đặc biệt ở các cấp Tiểu học và THCS thích hợp với dạy học qua truyền hình hơn là với dạy học trực tuyến.

Dạy học trên truyền hình cho bậc học phổ thông ở Việt Nam có tính khả thi cao hơn so với dạy học trực tuyến bởi vì các điều kiện để triển khai nó hầu như đã có sẵn, bao gồm: kênh truyền hình, đội ngũ đạo diễn truyền hình, đội ngũ kỹ thuật viên, đội ngũ giáo viên, sách giáo khoa, hệ thống giáo án,… Đầu tư cho dạy học trên truyền hình sẽ không lớn nếu biết khai thác mạng lưới truyền hình quốc gia to lớn đang có (bao gồm cả truyền hình trung ương lẫn truyền hình địa phương) mà nhìn chung còn chưa sử dụng hết công suất.

So với dạy học truyền thống và dạy học trực tuyến, dạy trên truyền hình bị hạn chế ở khâu tương tác thầy – trò. Tuy nhiên hạn chế này sẽ được khắc phục nếu biết huy động đội ngũ giáo viên trực tiếp ở các cơ sở giáo dục tham gia vào quá trình dạy học trên truyền hình thông qua vai trò trợ giảng.

Họ phải theo dõi trực tiếp bài giảng trên truyền hình, trực tiếp giải đáp thắc mắc của học sinh, tổ chức cho học sinh học theo nhóm nhỏ ở các khu dân cư, hướng dẫn học sinh tự học và đánh giá kết quả học tập của học sinh...

Chính vì vậy, Hiệp hội gửi kiến nghị gồm hai nội dung lên Thủ tướng Chính phủ.

Thứ nhất, khẳng định dạy học qua truyền hình là phương thức dạy học chủ lực cho đa phần các cơ sở giáo dục phổ thông tại các vùng có dịch, kết hợp một cách hợp lý, tùy tình hình cụ thể với các phương thức dạy trực tiếp và trực tuyến.

Theo đó, đề nghị Chính phủ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng phương án dạy học trên truyền hình, cho học sinh phổ thông trong cả nước.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy việc kết hợp hài hòa giữa hai phương thức dạy học truyền thống và dạy học truyền hình/trực tuyến sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với việc dạy học chỉ theo từng phương thức riêng biệt.

Chỉ cho phép áp dụng đại trà dạy và học trực tuyến ở những cơ sở giáo dục phổ thông có phương thức dạy thực sự “trực tuyến” và phải bảo đảm cho 100% học sinh của những cơ sở đó có đủ điều kiện để học trực tuyến. Trong trường hợp ngược lại, dạy học trực tuyến chỉ nên áp dụng riêng lẻ cho các bài học nâng cao hoặc bổ trợ cho những nhóm học sinh có điều kiện về kinh tế.

Thứ hai, khẳng định dạy học trực tuyến là phương thức dạy học chủ lực tại các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp, có kết hợp một cách hợp lý, tùy tình hình cụ thể, với các phương thức dạy trực tiếp.

NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Phát động Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo Bác năm 2021
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa phát động Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2021.
  • Tăng cường hợp tác giáo dục hướng tới "Năm hữu nghị Việt Nam - Campuchia"
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đây là vấn đề được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Văn Phúc trao đổi tại buổi tiếp đồng chí Nguyễn Huy Tăng - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Campuchia.
  • Triển khai rộng rãi bảo hiểm xã hội số
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nhằm đẩy mạnh giao dịch điện tử, chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo hiểm, giúp người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng nhất, thời gian qua BHXH một số địa phương đã tích cực triển khai cài đặt ứng dụng VssID - BHXH số cho người tham gia.
  • Hơn 358 nghìn thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, có hơn 358.600 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển, chiếm tỷ lệ 45,09% so với số thí sinh đăng ký xét tuyển năm nay.
  • Phát huy hiệu quả của chính sách bảo hiểm thất nghiệp
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm lao động hoặc phải đóng cửa, ngừng hoạt động do dịch bệnh Covid-19. Điều này đồng nghĩa với việc rất nhiều người lao động rơi vào tình trạng không có việc làm. Trước tình hình này, thời gian qua, các Trung tâm Dịch vụ việc làm tại các tỉnh, thành phố đã tích cực hỗ trợ người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Chú trọng tổ chức dạy học qua truyền hình