Cơ chế tiền lương trong DN: Nhiều bất cập cần sửa đổi

(BKTO) - Dù đã qua 4 lần sửa đổi nhưng sau 3 năm thực thi, nhiều quy định hiện hànhtrong Bộ luật Lao động 2012 đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, chưa đáp ứngđược yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, trong đó cócác quy định về tiền lương tại DN.



Cơ chế tiền lương còn nhiều bất cập

Tổng kết 3 năm triển khai thực hiện Bộ luật Lao động 2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) thừa nhận: Cơ chế tiền lương tại DN hiện nay còn cứng nhắc và thiếu linh hoạt (chủ yếu dựa trên quy định tiền lương tối thiểu do Chính phủ quy định hằng năm và thang bảng lương) dẫn đến tình trạng năng suất, chất lượng lao động chưa cao; có quy định chưa rõ ràng, cụ thể, gây khó khăn trong việc áp dụng.
Đáng lưu ý, việc một số điều khoản chưa được quy định rõ ràng đã dẫn đến những cách hiểu không đúng. Đơn cử, theo quy định của Bộ luật Lao động, mức lương tối thiểu “phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐLĐVN), mức lương tối thiểu vùng chỉ mới đáp ứng được khoảng trên 80% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. “Như vậy, dưới góc độ pháp chế, chính cơ quan nhà nước đã không tuân thủ quy định của pháp luật”- Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động (TLĐLĐVN) Lê Đình Quảng kết luận. Còn ông Hồ Xuân Dũng - nguyên Phó Trưởng Phòng Lao động - Tiền lương (Sở LĐ-TB&XH TP. HCM) cho rằng, quy định về mức lương tối thiểu hiện nay là nhằm đảm bảo an sinh xã hội nhưng lại chưa có tiêu chí, định lượng rõ ràng. Đây là một phần nguyên nhân dẫn đến những cuộc tranh luận gay gắt về mức lương tối thiểu giữa đại diện các bên liên quan trong các cuộc họp của Hội đồng Tiền lương quốc gia (HĐTLQG).


Quy định về mức lương tối thiểu hiện nay chưa có tiêu chí, định lượng rõ ràng Ảnh: TK
Bên cạnh đó, một số quy định về thang, bảng lương trong DN còn bộc lộ những hạn chế. Cụ thể, do pháp luật không ghi nhận giới hạn của từng khoản tiền người sử dụng lao động chi trả người lao động nên để hợp lý hóa các khoản chi, DN thường xây dựng một loạt các loại phụ cấp và trợ cấp với tổng mức hưởng cao hơn nhiều lần so với tiền lương người lao động được hưởng. Một số DN quy định về tiêu chuẩn nâng lương, điều kiện hưởng trợ cấp, phụ cấp, tiền thưởng và cách thưởng hằng tháng, quý, năm rất phức tạp, gây khó khăn cho người lao động và tập thể lao động thụ hưởng, theo dõi và giám sát thực hiện. Việc xây dựng quy chế trả lương, trả thưởng, nâng bậc lương cho người lao động còn mang tính hình thức, chưa phù hợp với tình hình thực tế của DN. Quy định khi DN xây dựng thang, bảng lương phải lấy ý kiến công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở rất khó thực thi vì trên thực tế số DN không có công đoàn cơ sở còn khá cao…

Khắc phục bất cập trong các quy định về tiền lương

Để khắc phục những bất cập trên, nhiều ý kiến cho rằng, một số quy định về tiền lương trong DN cần được sửa đổi, bổ sung khi sửa Bộ luật Lao động 2012 tới đây.

Liên quan đến tiền lương tối thiểu, không ít ý kiến đề nghị bổ sung thêm các điều khoản, căn cứ để xác định rõ mức sống tối thiểu. “Định lượng nhu cầu sống tối thiểu dựa trên các căn cứ nào? Ai có thẩm quyền công bố ? Nhu cầu này có phụ thuộc vào sự thay đổi của nền kinh tế không?...” - ông Hồ Xuân Dũng đặt câu hỏi. Bên cạnh đó, Bộ luật cần bổ sung tiêu chí về năng suất lao động và khả năng đáp ứng của nền kinh tế nhằm đảm bảo đời sống của người lao động và sức chịu đựng của DN. Ngoài ra, để xây dựng cơ chế tiền lương tối thiểu rõ ràng, minh bạch, cần sớm xây dựng và ban hành Luật Tiền lương tối thiểu.

Một trong những điểm mới của Bộ Luật lao động 2012 là quy định về HĐTLQG. Đây là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, có trách nhiệm nghiên cứu, khuyến nghị với Chính phủ về việc điều chỉnh, công bố mức lương tối thiểu nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa DN và người lao động. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của giới chuyên gia, HĐTLQG vẫn chưa phát huy hết vai trò trong việc tổng hợp, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, nhu cầu sống tối thiểu, tác động của tăng lương đối với tăng trưởng kinh tế. Bởi vậy, để quyết định tăng lương tối thiểu vùng mang tính khách quan, hợp lý, Bộ luật Lao động cần bổ sung thêm thành viên HĐTLQG là các nhà khoa học, chuyên gia, bên cạnh các thành viên như đã quy định.

Ngoài ra, nhiều ý kiến còn đề nghị bỏ quy định về bội số của thang lương, khoảng cách chênh lệch 5% giữa các bậc lương của thang lương; đồng thời quy định rõ hơn về phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác, hỗ trợ, trợ cấp, khuyến khích người lao động nhằm hướng tới xây dựng cơ chế tiền lương trong DN linh hoạt, phù hợp, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

THÀNH ĐỨC
Cùng chuyên mục
  • Giảm lãi suất cho vay: Chủ trương đúng nhưng không dễ thực hiện
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Chính sách giảm lãi suất chovay là ưu tiên hàng đầu trong điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhằm thựchiện chỉ đạo của Chinh phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận cho DNtiếp cận nguồn vốn tín dụng. Tuy nhiên, cả trước mắt và lâu dài, mục tiêu này đượcnhận định là không dễ thực hiện.
  • Tái cơ cấu ngân hàng: Tiếp tục những công việc còn dang dở
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Tái cơ cấu ngânhàng giai đoạn 2011-2015 đã giúp giảm được 19 tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thanh khoản dồi dào, tránh được nguy cơ đổ vỡ và gópphần làm lành mạnh hệ thống… Mặc dù vậy, theo nhận định của các chuyên gia, tronghành trình tái cơ cấu vừa qua, không ít công việc còn dang dở đang cần ngànhNgân hàng tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.
  • Khắc phục bất cập trong kiểm soát nội bộ ngân hàng
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Hệ thống kiểmsoát nội bộ (KSNB) được coi là cánh tayđắc lực của Ban Quản trị trongquản lý và điều hành hoạt động ngân hàng. Tuynhiên, đã và đang có những cơ sở cho thấy, hệ thống này chưa được các ngân hàngchú trọng đúng mức, thậm chí hoạt động KSNB còn lộ diện nhiều lỗ hổng, bất cập.
  • Thách thức bảo mật trong hoạt động ngân hàng
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Tài khoản của khách hàng bỗng dưng bị “bốc hơi”, các giao dịch chuyển tiền đáng ngờ không được thực hiện bởi chính ngân hàng… Những vụ việc này đã gióng thêm hồi chuông cảnh báo về tình hình tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng. Đây cũng chính là thách thức đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước và các ngân hàng phải chủ động thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường an ninh, bảo mật các dịch vụ điện tử.
  • Áp lực lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Đại án kinh tế Phạm Công Danh cùng đồng phạm làm thất thoát số tiền lên tới 9 nghìn tỷ đồng của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) đã và đang thu hút sự chú ý, quan tâm của dư luận. Đại án này cùng với những đại án được xét xử trước đây như những minh chứng cho thấy hoạt động ngân hàng vẫn còn nhiều mặt trái, cần được khắc phục để góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng trong thời gian tới.
Cơ chế tiền lương trong DN: Nhiều bất cập cần sửa đổi