Củng cố nội lực doanh nghiệp

TS. NGUYỄN MINH PHONG | 07/03/2024 06:13

(BKTO) - Theo số liệu từ Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trên phạm vi toàn quốc về các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển diễn ra hồi tháng 9/2023, tính đến thời điểm 31/12/2022, số DN đang hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam là 895.876 DN (trong đó có 827 DNNN).

1(1).jpeg
Trong 2 tháng đầu năm 2024, số DN thành lập mới tăng cả về số lượng, vốn đăng ký và số lao động so với cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa

Theo Tổng cục Thống kê, số lượng DN đăng ký thành lập mới năm 2023 lần đầu tiên chạm mức kỷ lục, tới 159.294 DN, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 4,6% so với ước thực hiện cả năm 2023, gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2017-2022.

Tổng số vốn đăng ký mới của DN gia nhập thị trường có sự cải thiện qua các quý của năm 2023: Quý I đạt 310.331 tỷ đồng; 397.126 tỷ đồng; quý II đạt 379.319 tỷ đồng; trong quý III và quý IV đã tăng lên mức 434.483 tỷ đồng. Tổng số lao động đăng ký của các DN thành lập mới trong năm 2023 là 1.052.575 lao động, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh đó, số DN quay trở lại hoạt động trong năm 2023 đạt 58.412 DN, đưa tổng số DN gia nhập và tái gia nhập thị trường tiếp tục ở mốc trên 200.000 DN (217.706 DN), tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022 và gấp 1,3 lần số DN rút lui khỏi thị trường trong năm 2023.              

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, số DN đăng ký thành lập mới năm 2024 dự kiến tăng 2% so với năm 2023, đạt khoảng 162.500 DN và số DN quay trở lại hoạt động khoảng 68.000DN, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023. Số DN rút lui khỏi thị trường tăng khoảng 3,5%, tương ứng khoảng hơn 178.000 DN (trong đó, có khoảng 10% là số lượng DN thực hiện thủ tục giải thể, thực sự chấm dứt hoạt động và rời khỏi thị trường).

Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, số DN thành lập mới tăng cả về số lượng, vốn đăng ký và số lao động so với cùng kỳ năm trước. Cả nước có hơn 22.100 DN đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 218.700 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 154.300 lao động (tăng 12,4% về số DN, tăng 32,8% về vốn đăng ký và tăng 29% về số lao động so với cùng kỳ năm 2023). Vốn đăng ký bình quân một DN thành lập mới đạt 9,9 tỷ đồng, tăng 18,2%; tổng số vốn đăng ký đã quay trở lại mức trên 200.000 tỷ đồng của giai đoạn 2019-2022, đạt 218.700 tỷ đồng. Nếu tính cả 300.900 tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 6.331 DN tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2024 là 519.600 tỷ đồng, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng DN thành lập mới tăng ở 12/17 ngành và ở 5/6 vùng kinh tế.

Bên cạnh đó, cả nước có gần 19.000 DN quay trở lại hoạt động (tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023), ở 11/17 ngành. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, cả nước có 41.100 DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 1 tháng có hơn 20.500 DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số DN rút lui khỏi thị trường là 63.000 DN, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 1 tháng có gần 31.500 DN rút lui khỏi thị trường, tức cao hơn 1,5 lần số DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong cùng thời gian so sánh.

Sự đảo chiều về xu hướng đăng ký DN trên đây cho thấy bức tranh DN Việt Nam năm 2024 còn nhiều khó khăn và đáng quan ngại. Đặc biệt, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan mà đến thời điểm này, Việt Nam vẫn lỡ hẹn mục tiêu 1 triệu DN đã đề ra cho năm 2020 tại Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển DN...!

Để thúc đẩy DN phát triển nhanh, bền vững, tạo động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong thời gian tới thì phát triển thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó cần tập trung tháo gỡ bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác nhau của các quy định pháp lý và bãi bỏ các điều kiện kinh doanh, tăng cường công tác thông tin, chia sẻ dữ liệu đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ tra cứu, dễ hiểu và dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật theo hướng tạo thuận lợi cho DN trong thực hiện dự án đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt, cần sớm giảm lãi suất cho vay, cải thiện gánh nặng nghĩa vụ tài chính và kiên quyết chống tham nhũng và tiêu cực, lợi ích nhóm để giảm thiểu các chi phí cơ hội của DN trong tiếp cận chính sách và phản ứng thị trường; nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh và hỗ trợ DN trong tái cấu trúc và quản trị DN, quản trị rủi ro, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tham gia chuỗi giá trị bền vững; triển khai tốt các chương trình xúc tiến thương mại và thông tin cập nhật về các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại trong thương mại quốc tế đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Hỗ trợ DN tìm kiếm những thị trường mới; tận dụng tốt các FTA đã ký kết; đẩy mạnh đàm phán, ký kết thêm các hiệp định mới; phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững các loại thị trường, nhất là thị trường trái phiếu DN, quyền sử dụng đất, bất động sản, lao động, khoa học công nghệ, thị trường năng lượng và nhân lực chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực phục vụ trong các ngành công nghiệp chiến lược và trong lĩnh vực mới nổi như: Công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, chip và chất bán dẫn…

Củng cố nội lực và nâng cao sức cạnh tranh của cộng đồng DN Việt là động lực bền vững và quan trọng nhất để kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi và là điểm sáng trong bức tranh tổng thể kinh tế thế giới năm 2024, với mức tăng trưởng có thể đạt được theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là 5,8% GDP (đứng thứ 20 thế giới ), hoặc ở mức 6% (theo Ngân hàng Phát triển châu Á), thậm chí đạt 6,3% vào năm 2024 và 7% vào năm 2025 (theo Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings), so với mục tiêu tăng 6-6,5% GDP của Quốc hội đề ra.../.

Cùng chuyên mục
  • Năm 2024: Định hướng chiến lược giữa bất ổn địa chính trị
    một tháng trước Góc nhìn
    (BKTO) - Căng thẳng địa chính trị trong năm 2024 tiếp tục là một chủ đề nóng bỏng với nhiều diễn biến phức tạp và đa chiều, ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế và các quốc gia trên toàn cầu. Những căng thẳng này không chỉ bắt nguồn từ các mối quan hệ truyền thống giữa các cường quốc mà còn từ những thách thức mới như biến đổi khí hậu, đại dịch và cuộc cạnh tranh công nghệ.
  • Cơ hội để cơ cấu nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững
    2 tháng trước Góc nhìn
    Năm 2023 đất nước ta gặp rất nhiều thách thức, nhất là những tác động từ bên ngoài. Với độ mở lớn của nền kinh tế nên những biến động về thị trường thế giới, nhất là tình hình tổng cầu thế giới suy giảm, tình hình địa - chính trị căng thẳng và thương mại đầu tư quốc tế phục hồi chậm chạp đã ảnh hưởng trực diện đến nền kinh tế, ảnh hưởng đến thị trường xuất, nhập khẩu của Việt Nam.
  • Năm 2024: Việt Nam có cơ hội thay đổi mô hình tăng trưởng
    2 tháng trước Góc nhìn
    Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội nhưng cũng sẽ gặp nhiều thách thức. Các dự báo cho thấy kinh tế thế giới có thể bớt khó khăn hơn.
  • Trọng trách bảo vệ cái đúng, bảo vệ cán bộ!
    2 tháng trước Góc nhìn
    (BKTO) - Trả lời phỏng vấn Báo Kiểm toán, TS. Nguyễn Đức Kiên - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - kỳ vọng, trong bối cảnh hiện nay, Kiểm toán nhà nước (KTNN) không chỉ dừng lại ở kiểm toán con số mà phải vươn lên hơn nữa vì trọng trách bảo vệ cái đúng, bảo vệ cán bộ.
  • Dấu ấn kiểm toán nhà nước trong các quyết sách từ nghị trường
    2 tháng trước Góc nhìn
    (BKTO) - Kết quả các cuộc kiểm toán liên quan đến quản lý, sử dụng nguồn lực đầu tư công của Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã góp phần rất quan trọng trong quá trình thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, giám sát tối cao của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; là căn cứ xác đáng, giá trị để Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Nhiều nghị quyết, quyết sách quan trọng của Quốc hội trong năm 2023 có dấu ấn không nhỏ của KTNN.
Củng cố nội lực doanh nghiệp