Cùng có trách nhiệm với an toàn vệ sinh thực phẩm

(BKTO) - Những hồi chuông báo động về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang tiếptục được nhiều đơn vị, tổ chức gióng lên, nối tiếp chuỗi sự kiện tuyên chiếnchống thực phẩm bẩn của Chính phủ và nhiều Bộ, ngành, cơ quan.




Người tiêu dùng rơi vào ma trận, không phân biệt được đâu là thực phẩm bẩn, đâu là thực phẩm sạch.Ảnh: TK

Thực phẩm bẩn vẫn đang hiện hữu

Ngày 9/5, Nhóm Chống thực phẩm bẩn do các thành viên Diễn đàn Nhà báo trẻ khởi xướng và hoạt động với tiêu chí “Vì sức khỏe cộng đồng” đã công bố 41 điểm vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước. Các vi phạm được công bố lần này tập trung chủ yếu vào nhóm thực phẩm tươi sống, chiếm tới 58%.

Đứng vị trí thứ 2 là nhóm dịch vụ, nhà hàng ăn uống (17%), thực phẩm chế biến (15%). Các nhóm đồ uống và rau củ quả cùng chiếm 5% trong khi 2 nhóm gia vị và quảng cáo, ghi nhãn sản phẩm nhập khẩu không có vi phạm nào được phát hiện trong tuần thứ 2 của tháng 5/2016. Các vụ vi phạm trên được phát hiện tại nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, hộ chăn nuôi, sản xuất kinh doanh cá thể và gần một nửa số vụ vi phạm (47%) bị phát hiện khi đang trên đường vận chuyển. Đặc biệt, trong danh sách lần này có tới 7 điểm vi phạm ở tỉnh Kon Tum (chiếm gần 20%).

Gần đây, cả nước liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc tập thể do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Các loại hóa chất độc hại có trong lương thực, thực phẩm cũng đã gây nên nhiều loại bệnh trong đó có bệnh ung thư với tỷ lệ trung bình mỗi năm có ít nhất 125 ngàn trường hợp mắc mới.

Số người chết hằng năm do ung thư lên tới 82 ngàn người, chiếm 73,5% của tổng số người bệnh. Thực phẩm bẩn còn hạn chế khả năng xuất khẩu nhiều mặt hàng ra nước ngoài. Trong năm 2015, Liên minh châu Âu (EU) đã từ chối 21 sản phẩm đến từ Việt Nam, 17 sản phẩm phải ngừng xuất khẩu để làm rõ thông tin chất lượng. Năm 2014, Việt Nam cũng có tới 130 sản phẩm không được phép xuất khẩu trực tiếp vào EU; 51 lô hàng bị phát hiện chứa hóa chất, kháng sinh quá cao, tăng gấp 7 lần so năm 2013.

Báo cáo nhanh của Bộ Công thương cũng cho biết, trong tháng 4/2016, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra gần 13.000 vụ, phát hiện xử lý trên 6.500 vụ vi phạm, tổng số thu nộp ngân sách 41 tỷ đồng. Ước tính, trong 4 tháng đầu năm, lực lượng quản lý thị trường kiểm tra trên 53.000 vụ, phát hiện xử lý trên 34.000 vụ vi phạm, tổng số thu nộp ngân sách trên 180 tỷ đồng, trong đó có hàng ngàn vụ vi phạm liên quan đến lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Chính vì thế, 1 trong 5 giải pháp mà ngành công thương tập trung triển khai trong tháng 5/2016 là tăng cường quản lý, phát triển lành mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước.

Cần chuyển biến trong nhận thức và hành động

Mới đây, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp cũng đã tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến: “Doanh nghiệp phải làm gì trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn?”. Có thể nói, chưa bao giờ vấn đề vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm lại đáng quan ngại như hiện nay. Mặc dù các cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm soát và mạnh tay xử lý đối với các trường hợp kinh doanh, vận chuyển… thực phẩm mất an toàn, nhưng thực phẩm bẩn, thực phẩm nhiễm hóa chất vẫn tiếp tục tồn tại, xuất hiện trên thị trường.

Không chỉ coi thực phẩm bẩn là vấn nạn, ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng đây là quốc nạn, bởi hiện nay thực phẩm bẩn không chỉ xuất hiện ở chợ, ở những gánh hàng rong, mà đã đi vào cả các siêu thị uy tín, nơi mà rất đông người tiêu dùng gửi gắm niềm tin. Điều đó khiến cho người tiêu dùng rơi vào “ma trận” hàng hóa và không thể phân biệt được đâu là thực phẩm bẩn, đâu là thực phẩm sạch. Đây là lỗi của cơ quan quản lý nhà nước và chúng ta cần phải nghiêm túc đánh giá để có những giải pháp bảo vệ người tiêu dùng. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng tới tiêu dùng nội địa mà còn ảnh hưởng tới đầu tư, du lịch.

Từ góc nhìn của DN, ông Vũ Doãn Duy - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hà Nội Food Việt Nam kiến nghị, cần phải có một hiệp hội các nhà sản xuất liên kết với nhau cùng sản xuất sản phẩm sạch và thực hiện cơ chế tự kiểm soát chéo lẫn nhau.

TS. Lê Văn Giang - Phó Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng, thực phẩm không chỉ bị chi phối bởi Luật An toàn thực phẩm. Bởi thực phẩm là một loại hàng hóa, khi đã là hàng hóa thì phải tuân theo luật hàng hóa. Việt Nam đã có hệ thống luật rất mạnh và quy định rất rõ trách nhiệm cho từng đơn vị phụ trách nhưng tình trạng vi phạm an toàn thực phẩm vẫn cứ diễn ra. Việc phân chia trách nhiệm như vậy có cái thuận nhưng cũng có cái khó, nhất là khi gặp sự giao thoa trách nhiệm giữa các đơn vị, gây chồng chéo.

Cùng phân tích về 3 nhóm vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm gồm khung pháp lý, tổ chức thực hiện và vai trò, trách nhiệm của các chủ thể, ông Lê Đức Thịnh - Cục phó Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNN) nhấn mạnh, trách nhiệm trước hết phải là Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước bởi đây là người gác cổng cho dân.

Đồng quan điểm với ý kiến của DN về cơ chế kiểm soát, ông Thịnh nhấn mạnh, phải xây dựng được các quy trình sản xuất an toàn và gắn trách nhiệm của người sản xuất, thu gom vào chuỗi, tạo thành “công trình chung”. Kinh nghiệm của nhiều nước tiên tiến là trước khi kiểm soát trên thị trường thì người sản xuất phải tự kiểm tra lẫn nhau. Bên cạnh đó, các DN cần phải liên kết để sản xuất tốt hơn, cùng nhau làm thực phẩm sạch. Ngoài ra, cơ quan quản lý phải có chế tài xử phạt đủ mạnh, kèm theo đó là biện pháp tăng cường giáo dục để hình thành thói quen cho mọi người cùng có trách nhiệm với vấn đề an toàn thực phẩm.

PHÚC KHANG
Cùng chuyên mục
  • Chính phủ tập trung cải thiện môi trường kinh doanh
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngày 29/4, tại Hội trường Thống nhất (TP.HCM), tân Thủ tướng NguyễnXuân Phúc đã chủ trì Hội nghị Thủ tướng với DN năm 2016 với chủ đề “Doanhnghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước”. Cùng tham dự có cácPhó Thủ tướng: Trương Hoà Bình, Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng, Vũ Đức Đam;lãnh đạo của các Bộ, ngành, địa phương và đông đảo các DN trong nước, DN có vốnđầu tư nước ngoài, đại diện Hiệp hội DN.
  • “Đánh thức” DN trong vấn đề sở hữu trí tuệ khi tham gia TPP
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tếxuyên Thái Bình Dương (TPP) đang mở ra nhiều cơ hội cho DN Việt Nam tiến sâuhơn vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức khi phải thựchiện toàn bộ các cam kết trong Hiệp định. Một lĩnh vực mà TPP đặc biệt quan tâmlà bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), trong đó thực thi quyền SHTT rất đượcchú trọng. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn bị nhiều DN Việt Nam bỏ ngỏ.
  • Thiếu ý thức xây dựng và bảo vệ thương hiệu:  “Doanh nghiệp Việt chịu thiệt đơn, thiệt kép”
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Xây dựng thương hiệu, thương hiệuquốc gia (THQG) trong nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam, đó là chủ đềxuyên suốt chuỗi sự kiện chào mừng “Ngày Thương hiệu Việt Nam - 20/4” năm nay.Tại Diễn đàn THQG với truyềnthông và cộng đồng do Bộ Công thương tổ chức diễn ra ngày 20/4, nhiều đại biểu cùngchung nhận định: DN Việt đang chịu nhiều thiệt hại khi thiếu ý thức xây dựng vàbảo vệ thương hiệu.
  • Quản lý chặt nguồn cung chất cấm trong chăn nuôi
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở nên nhứcnhối và nhận được sự quan tâm của dư luận. Không nhức nhối sao được khi nó đangkhiến cho “con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn thế” (lời một đạibiểu Quốc hội). Tìm giải pháp cho vấn nạn này, theo nhiều đại biểu tại Diễn đàn: “Giải pháp quản lý chất cấm và lạm dụng khángsinh trong chăn nuôi” là cần phải cóbiện pháp hữu hiệu để quản lý chặt nguồn cung chất cấm trong chăn nuôi.
  • PCI - “Nhịp trống thôi thúc công cuộc cải cách”
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Đó là thông điệp lớn nhất mà TS. Vũ Tiến Lộc - Chủtịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gửi tới lãnh đạo 63 tỉnh,thành phố trên cả nước tại Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI2015 với kỳ vọng các địa phương sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa trong công cuộc cảicách môi trường kinh doanh.
Cùng có trách nhiệm với an toàn vệ sinh thực phẩm