Đấu giá trực tuyến để ngăn chặn thông đồng, dìm giá

(BKTO) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận, thời gian qua, có một số tình trạng vi phạm như thông đồng dìm giá, "quân xanh, quân đỏ" trong đấu giá tài sản.

150820230906-ma-thi-thuy.jpg
Đại biểu Ma Thị Thúy chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Ảnh: VPQH

Quy định chặt chẽ quy trình, cách thức đấu giá

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Ma Thị Thúy (Đoàn Tuyên Quang) nêu rõ, báo cáo của Bộ Tư pháp gửi các đại biểu Quốc hội có nêu thực trạng một bộ phận đấu giá viên còn hạn chế nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật, vẫn còn nể nang trong hoạt động đấu giá tài sản.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, có bao nhiêu trường hợp đấu giá viên vi phạm pháp luật phải xử lý, nguyên nhân của thực trạng trên là gì và giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đồng thời, cho biết thêm định hướng sửa đổi Luật Đấu giá tài sản để phòng ngừa vi phạm pháp luật?

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận, thời gian qua, có một số tình trạng vi phạm như thông đồng, dìm giá, "quân xanh quân đỏ"; kỹ năng, năng lực hành nghề của đấu giá viên hạn chế.

Trong 5 năm 2018-2022, Bộ Tư pháp đã thực hiện 143 cuộc thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đấu giá tài sản, phạt vi phạm gần 2 tỷ đồng. Trong đó, có một số trường hợp chuyển cơ quan điều tra, truy tố đấu giá viên như vụ việc ở Đông Anh, Hà Nội.

Về giải pháp khắc phục tình trạng này, Bộ trưởng nêu rõ: Trong pháp luật về đấu giá, Bộ Tư pháp sẽ định hướng sửa Luật Đấu giá theo hướng quy định chặt chẽ hơn về quy trình, cách thức, quy chế để giảm bớt tình trạng thông đồng, dìm giá.

Đồng thời, tăng cường các biện pháp để chuyên nghiệp hóa đội ngũ đấu giá viên với tư cách là một nghề tư pháp đặc thù và phát triển đấu giá trực tuyến…

“Trước đây một số ngành nghề khi chuyển ngang sang làm đấu giá viên sẽ được miễn hoặc giảm thời gian đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, thời gian tới, khi đã đi vào hành nghề đặc thù này cần phải được đào tạo và nắm được kỹ năng hành nghề” - Bộ trưởng dẫn chứng.

Đấu giá trực tuyến phần nào ngăn chặn thông đồng, dìm giá

Cũng liên quan đến vấn đề đấu giá tài sản, đại biểu Phạm Hùng Thắng (Đoàn Hà Nam) nêu rõ, đấu giá trực tuyến là hình thức hiệu quả để đảm bảo sự công khai, minh bạch, chống thông đồng, dìm giá, tiết kiệm nguồn lực, chi phí trong hoạt động đấu giá. “Đề nghị Bộ trưởng cho biết Bộ Tư pháp đã làm gì để thực hiện đấu giá trực tuyến trong thời gian tới” - đại biểu nêu câu hỏi chất vấn.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long nhìn nhận, đấu giá trực tuyến là giải pháp tốt để phần nào ngăn chặn thông đồng, dìm giá, không công khai, minh bạch. Một số tổ chức đấu giá tài sản tư có trang đấu giá riêng và thực hiện đấu giá trực tuyến, còn đấu giá tài sản công thì bây giờ chúng ta mới tính tới.

“Vừa qua, trong sửa đổi, bổ sung Nghị định 62/2017/NĐ-CP, đã đưa vào quy định về hình thức đấu giá trực tuyến để chi tiết hóa và xây dựng một trang, thậm chí là một cổng đấu giá trực tuyến. Tuy nhiên, vấn đề về kinh phí như thế nào, cơ chế quản lý, chịu trách nhiệm ra sao… còn đang gặp khó khăn” -Bộ trưởng thông tin.

Dẫn kinh nghiệm quốc tế về đấu giá trực tuyến có rất nhiều kinh nghiệm tốt, như ở Hàn Quốc, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, Bộ Tư pháp đang nghiên cứu mô hình giao cho một công ty đấu giá để xây dựng và vận hành một trang thông tin điện tử đấu giá.

Cùng chuyên mục
  • Hoàn thiện các quy định kỹ thuật của từng phương pháp định giá đất
    một năm trước Tài chính
    (BKTO) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu: Hoàn thiện các quy định kỹ thuật của từng phương pháp định giá đất; đối tượng, điều kiện, tiêu chí áp dụng đảm bảo dễ thực thi, tránh việc tùy tiện trong lựa chọn phương pháp.
  • Ngành thuế đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng
    một năm trước Tài chính
    (BKTO) - Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu ngành thuế tập trung giải quyết các hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), đảm bảo công khai, minh bạch, kiên quyết không hoàn thuế đối với hồ sơ không đủ điều kiện, hồ sơ có dấu hiệu gian lận cần chuyển cho cơ quan công an điều tra.
  • Đổi mới phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
    một năm trước Tài chính
    Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) là một nội dung quan trọng của quản lý NSNN. Mục tiêu cốt lõi của phân cấp quản lý hoạt động này là nhằm đảm bảo các nguồn lực tài chính quốc gia được huy động và phân phối sử dụng một cách hiệu quả nhất, đồng thời, đảm bảo tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động khai thác, sử dụng vốn NSNN, sự hài hòa về quyền lực trong quản lý kinh tế - xã hội và quản lý ngân sách của các cấp chính quyền.
  • Kéo dài thời gian giảm thuế giá trị gia tăng trong trường hợp cần thiết
    một năm trước Tài chính
    (BKTO) - Bộ Tài chính vừa có Thông báo phân công các đơn vị thuộc và trực thuộc triển khai Nghị quyết số 105/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương.
  • Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn trầm lắng
    một năm trước Tài chính
    (BKTO) - Nửa đầu năm 2023, hàng loạt chính sách đã được đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng, tổng giá trị phát hành (GTPH) TPDN chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm 2022 cho thấy niềm tin của nhà đầu tư vẫn rất xa thị trường...
Đấu giá trực tuyến để ngăn chặn thông đồng, dìm giá