Hoàn thiện các quy định kỹ thuật của từng phương pháp định giá đất

(BKTO) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu: Hoàn thiện các quy định kỹ thuật của từng phương pháp định giá đất; đối tượng, điều kiện, tiêu chí áp dụng đảm bảo dễ thực thi, tránh việc tùy tiện trong lựa chọn phương pháp.

11.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đây là yêu cầu trong Thông báo số 327/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất.

Tại Thông báo, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kết luận: Định giá đất là vấn đề hết sức quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai; những vướng mắc trong công tác xác định giá đất đã ảnh hưởng đến huy động các nguồn lực từ đất đai trong thời gian qua.

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại đã được xác định trong quá trình tổng kết thi hành Luật đất đai, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất là do nội dung, điều kiện áp dụng các phương pháp định giá đất có điểm chưa phù hợp; chưa thiết lập được cơ sở dữ liệu về giá đất thị trường, thông tin, số liệu đầu vào chưa đủ độ tin cậy dẫn đến có trường hợp một thửa đất áp dụng các phương pháp khác nhau cho các kết quả khác nhau.

Việc sửa đổi Nghị định số 44/2014/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất cần dựa trên phương pháp luận đúng đắn, cơ sở khoa học, kinh nghiệm của các nước trên thế giới và điều kiện thực tiễn hiện nay của Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, các Hiệp hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các chuyên gia, rà soát hoàn thiện các quy định, trong đó:

Hoàn thiện các quy định kỹ thuật của từng phương pháp định giá đất; đối tượng, điều kiện, tiêu chí áp dụng đảm bảo dễ thực thi, tránh việc tùy tiện trong lựa chọn phương pháp; nghiên cứu có quy định về các trường hợp cần áp dụng phương pháp kiểm chứng.

Quy định về trình tự thủ tục, theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm khâu trung gian, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đi đôi với tăng cường trách nhiệm của từng cấp, từng ngành (tổ chức tư vấn định giá đất, hội đồng định giá…) và kiểm tra, giám sát của cấp trên phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Bổ sung các quy định về thu thập thông tin, dữ liệu, nguồn thông tin (dữ liệu giá đấu giá, dữ liệu giao dịch từ cơ quan thuế…), trách nhiệm cung cấp thông tin, tiếp cận thông tin của tổ chức tư vấn định giá đất để bảo đảm trung thực, khách quan, minh bạch, có các cơ sở pháp lý làm cơ sở áp dụng phương pháp định giá phù hợp, giảm thiểu sự phụ thuộc vào ý chí chủ quan.

Hoàn thiện các quy định chuyển tiếp đảm bảo theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật, khả thi, phù hợp với yêu cầu đặt ra từ thực tiễn, hài hòa giữa nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất.

Phó Thủ tướng khẳng định, giá đất là chính sách lớn có tính chất then chốt trong chính sách đất đai, nên việc sửa đổi theo quy trình rút gọn thực thiện trong trường hợp sửa đổi các vấn đề kỹ thuật. Những nội dung sửa đổi trong Dự thảo Nghị định có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành, tổ chức, các chuyên gia tại cuộc họp hoàn thiện Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quy định về giá đất; khẩn trương lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương; đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường để tham vấn các đối tượng chịu tác động, hoàn thiện trình Chính phủ trước ngày 25/8/2023./.

Cùng chuyên mục
  • Ngành thuế đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng
    9 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu ngành thuế tập trung giải quyết các hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), đảm bảo công khai, minh bạch, kiên quyết không hoàn thuế đối với hồ sơ không đủ điều kiện, hồ sơ có dấu hiệu gian lận cần chuyển cho cơ quan công an điều tra.
  • Đổi mới phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
    9 tháng trước Tài chính
    Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) là một nội dung quan trọng của quản lý NSNN. Mục tiêu cốt lõi của phân cấp quản lý hoạt động này là nhằm đảm bảo các nguồn lực tài chính quốc gia được huy động và phân phối sử dụng một cách hiệu quả nhất, đồng thời, đảm bảo tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động khai thác, sử dụng vốn NSNN, sự hài hòa về quyền lực trong quản lý kinh tế - xã hội và quản lý ngân sách của các cấp chính quyền.
  • Kéo dài thời gian giảm thuế giá trị gia tăng trong trường hợp cần thiết
    9 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Bộ Tài chính vừa có Thông báo phân công các đơn vị thuộc và trực thuộc triển khai Nghị quyết số 105/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương.
  • Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn trầm lắng
    9 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Nửa đầu năm 2023, hàng loạt chính sách đã được đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng, tổng giá trị phát hành (GTPH) TPDN chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm 2022 cho thấy niềm tin của nhà đầu tư vẫn rất xa thị trường...
  • Sử dụng ngân sách chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
    9 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 52/2023/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (Thông tư 52).
Hoàn thiện các quy định kỹ thuật của từng phương pháp định giá đất