Đầu tư cao tốc Bắc - Nam: Huy động nguồn vốn bằng cách nào?

(BKTO) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Chính phủ Đề án đầu tư xây dựngtuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam đoạn Hà Nội-TP.HCM dài hơn 1.300km, với tổng vốnkhoảng 230.000 tỷ đồng, trong đó vốn NSNN lên tới 93.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, câuhỏi “Vốn ở đâu?” để thực hiện dự án đặc biệt quan trọng này khi nợ công đã caovà nguồn đầu tư khó khăn đang là thách thức lớn với các nhà quản lý trong bốicảnh hiện nay.



Suất đầu tư cao?

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật, cơ sở đề xuất dự án cao tốc này dựa trên quy hoạch mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Theo đó, đến năm 2020, phấn đấu có 2.000-2.500 km đường cao tốc. Dựa vào quy hoạch, Bộ GTVT đã chỉ đạo quyết liệt trong những năm qua và đã hoàn thành được 746/6.114km. Con số này so với quy hoạch và nhu cầu thực tế còn rất hạn chế. Vì vậy, cần tập trung đầu tư hệ thống cao tốc đường bộ Bắc-Nam trong đó, tập trung trước vào tuyến phía Đông. Đề cập đến khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư dự án, ông Nhật cho rằng, trong tổng số vốn 230.000 tỷ đồng làm đường, Bộ GTVT tính toán vốn ngân sách sẽ hỗ trợ vào khoảng 40,7%, giảm nhiều so với các dự án trước đây (52,8%).

Việc thu hút vốn nước ngoài cho Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam hiện đang gặp khó khăn Ảnh: TK

Đánh giá về phần vốn này, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia Lê Xuân Nghĩa cho rằng, trong đề án có điểm rất đặc biệt, số tiền đầu tư 93.000 tỷ đồng được Chính phủ chuyển từ ODA sang trái phiếu, từ hình thức cấp phát sang cho vay là điểm đặc biệt của dự án. Tuy nhiên, do tổng vốn quá lớn, dự án cần huy động thêm nguồn vốn khổng lồ trong và ngoài nước và trở ngại ở đây là các nhà đầu tư nước ngoài nhìn vào dự toán sẽ thấy suất đầu tư các dự án rất cao, tiền giải phóng mặt bằng (GPMB) quá lớn, nền đường làm cao quá mức cần thiết, gây ảnh hưởng đến thủy lợi, ruộng vườn.

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh cũng nhận xét, có dư luận cho rằng suất đầu tư Việt Nam cao nhất thế giới, đó là bởi thông thường ở các dự án, chi phí GPMB chiếm 20%, lãi ngân hàng 10%, kinh phí dự phòng 20%, còn làm đường là 50% nên lần này phải tính toán lại.

Vốn nội địa rất khó khăn

Theo ông Lê Xuân Nghĩa, hiện các ngân hàng cũng rất cảnh giác cho vay BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) vì nợ xấu rất nhiều. Vì vậy, việc huy động vốn nội địa rất khó khăn. Do đó, Bộ GTVT phải có cơ chế hướng DN vay vốn từ nước ngoài. Bởi hiện nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến các dự án giao thông của Việt Nam. Tuy nhiên, họ lo ngại về rủi ro pháp lý của Việt Nam bởi đây là dạng đầu tư tài chính. Bên cạnh đó, cũng cần làm rõ về cơ chế thu phí để hoàn vốn đầu tư, điều tiết nguồn lực để các nhà đầu tư an tâm.

Đồng quan điểm, Vụ trưởng, Trưởng ban Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công - tư (PPP) (Bộ GTVT) Nguyễn Danh Huy cũng cho biết, khả năng huy động vốn tín dụng trong nước để đầu tư PPP đang ở mức giới hạn. Vì vậy, phải hướng đến nguồn vốn vay ở nước ngoài. Tuy nhiên, Bộ GTVT đã từng lập đoàn công tác đi các nước, gặp khoảng 200 nhà đầu tư, 20 ngân hàng nước ngoài hàng đầu nhưng các nhà đầu tư, ngân hàng đều lo rủi ro về chính sách, doanh thu. Bên cạnh đó, tất cả những nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam phải đổi từ ngoại tệ sang nội tệ, rồi thu được nội tệ lại phải chuyển thành ngoại tệ để chuyển lợi nhuận sang nước ngoài. Đặc biệt, các nhà đầu tư nước ngoài đều lo ngại cơ chế chia sẻ rủi ro ở nước ta, nên chưa dám đầu tư.

Từ góc nhìn của DN, Tổng giám đốc Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) Nguyễn Văn Tỉnh cho rằng, đầu tư mạo hiểm thìnhà đầu tư có thể chấp nhận, nhưng mạo hiểm về chính sách thì sẽ không ai làm. Cần theo thông lệ quốc tế, bởi nếu lợi nhuận dưới 15% sẽ không nhà đầu tư nào dám làm đường cao tốc. VIDIFI đã từng đàm phán với nhà đầu tư Ấn Độ với số vốn lên tới 2 tỷ USD, tuy nhiên, khi có thông tin chưa biết lúc nào có chính sách hỗ trợ GPMB thì ngay lập tức họ dừng đàm phán.

Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) Mai Tuấn Anh cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia rất cần sự minh bạch trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư dự án. Để đảm bảo nhà đầu tư huy động đủ vốn chủ sở hữu (theo quy định là khoảng 14%), đây là con số rất lớn nên các nhà đầu tư cũng phải chịu rất nhiều rủi ro, trong đó có cả rủi ro về lãi suất. Cơ chế cho vay cũng cần phải được đảm bảo, để nhà đầu tư yên tâm đầu tư. Những rủi ro của nhà đầu tư phải được giải quyết một cách thấu đáo, mới huy động được họ tham gia đầu tư tuyến cao tốc Bắc-Nam sắp tới.

Thứ trưởng Nguyễn Nhật cũng thừa nhận, việc thu hút nguồn vốn nước ngoài là khó khăn vì hiện nay đầu tư PPP chúng ta chưa có Luật, mới chỉ dừng lại ở nghị định nên mức độ ổn định chưa cao. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài thường yêu cầu bảo lãnh doanh thu, bảo lãnh tỷ giá, bảo lãnh nguồn vay, những điều này Việt Nam chưa làm được. Vì thế, Bộ GTVT đang tính đến các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Các cơ chế chính sách cụ thể sẽ được Bộ GTVT xây dựng và đề xuất khi được Quốc hội thông qua, nhưng chắc phải tách riêng dự án GPMB và dự án xây dựng. Bên cạnh đó, sẽ xây dựng cơ chế đặc thù trình Chính phủ để đầu tư đường cao tốc.

LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Hướng tới cải thiện chỉ số công khai ngân sách
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Từ năm2006 đến nay, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong công khai các tài liệu NSNNnhư: Dự toán ngân sách sau khi được Quốc hội thông qua, các báo cáo giữa kỳ,báo cáo cuối năm. Đây là minh chứng cho những nỗ lực của Việt Nam nhằm từng bướccông khai, minh bạch quy trình lập dự toán và sử dụng ngân sách. Tuy nhiên, theođánh giá của Liên minh Minh bạch ngân sách (BTAP), chỉ số công khai ngân sách (OBI) của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện nhưmong muốn.
  • Cần sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác hiệu quả hơn
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo quy định mới của Thông tư 111/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về quảnlý tài chính các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chínhthức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, từ tháng 11/2016,các dự án sử dụng vốn ODA không được giải ngân vượt kế hoạch được giao. Đây làmột trong những giải pháp để nguồn vốn ODA được sử dụng một cách cẩn trọng hơn,phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi): Phòng ngừa tham nhũng từ khu vực kinh tế tư nhân
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Với việc nới rộng phạmvi điều chỉnh sang khối kinh tế tư nhân, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) doThanh tra Chính phủ (TTCP) xây dựng đang vấp phải nhiềuý kiến trái chiều từ phía cộng đồng DN. Báo Kiểm toán đã có cuộc trao đổi với ông NgôVăn Khánh - Phó Tổng TTCP để làm rõ hơn về vấn đề này.
  • Tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020: Tập trung vào 5 nội dung trọng tâm
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tờ trình của Chính phủ về Kế hoạch tái cơ cấu nền kinhtế giai đoạn 2016-2020, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 4, xácđịnh, tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn tới tập trung vào 5 nội dung chủ yếu. Dựkiến nguồn lực huy động chung của nền kinh tế để thực hiện Kế hoạch tái cơ cấunền kinh tế giai đoạn này khoảng 10.567 nghìn tỷ đồng. Kế hoạch cũng xác định, môhình tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 là dựa trên nâng cao năng suất lao động,chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế hướng tới phát triển nhanh, bền vững.
  • Hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Mới đây, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương đã tổ chức Diễn đàn Nôngdân Việt Nam 2016 với chủ đề: “Nông dân toàn cầu - từ tư duy đến hành động”. TạiDiễn đàn này, một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận làviệc tìm giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhậpquốc tế sâu rộng hiện nay.
Đầu tư cao tốc Bắc - Nam: Huy động nguồn vốn bằng cách nào?