Để đấu giá tài sản minh bạch, khách quan

(BKTO) - Tiếptục thảo luận về những vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu giá tài sản,tại phiên họp thứ 3, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh Luậtphải ngăn chặn cho được tình trạng tiêu cực, vi phạm, đảm bảo sự khách quan,minh bạch trong đấu giá tài sản



Ngăn chặn tình trạng “quân xanh quân đỏ”

Góp ý vào dự án Luật Đấu giá tài sản, nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, tiêu cực, kẽ hở trong đấu thầu, đấu giá tài sản vẫn là vấn đề nhức nhối, gây nhiều bức xúc. Đặc biệt, tình trạng dàn xếp “quân xanh, quân đỏ” để lách luật, lợi ích nhóm trong đấu giá tài sản nhà nước còn phổ biến.

Cần bảo đảm sự khách quan, minh bạch trong đấu giá tài sản nhà nước. Ảnh: TK

Vì vậy, góp ý về chế tài xử lý đối với các hành vi đấu giá tài sản Nhà nước sai phạm, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho rằng việc sửa đổi Luật này phải làm sao ngăn chặn cho được tình trạng dàn xếp trong quá trình thực hiện đấu thầu, đấu giá tài sản, bịt được các kẽ hở. “Thực tế có DN khi tham gia đấu thầu, đấu giá tài sản nhà nước thì hồ sơ rất hoành tráng nhưng đến khi kiểm tra mới thấy hoạt động èo uột. Thậm chí có nhiều bài học đau lòng hơn là khi đấu thầu đấu giá xong rồi mới phát hiện đó là những công ty “ma”. Ai sẽ kiểm soát và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng đó, Luật này vẫn chưa làm rõ” - ông Võ Trọng Việt băn khoăn.

Cũng theo ông Võ Trọng Việt, đấu giá tài sản nhà nước thì phải vì lợi ích tập thể, lợi ích của đất nước, tránh tính toán vì lợi ích tổ chức, cá nhân. Muốn vậy, Luật phải quy định chặt chẽ để người tham gia đấu giá có muốn “lách” cũng không được. Chẳng hạn, thực tế đấu giá làm từ thiện thì thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, trong khi đấu thầu, đấu giá tài sản nhà nước thì thủ tục nhiêu khê, rườm rà nhưng hiệu quả thấp.

Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cũng cho biết, một số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị, phải có các quy định chế tài chặt chẽ để ngăn chặn tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, tránh gây thất thoát cho NSNN, đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến tính hợp pháp của tài sản đưa ra đấu giá, xử lý trách nhiệm những trường hợp tham gia đấu giá có hành vi vi phạm, người trúng đấu giá không nhận được tài sản.

Không có “đặc ân” trong đấu giá nợ xấu

Quy định về nợ xấu và tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu cũng là vấn đề lớn trong dự thảo Luật được nhiều đại biểu quan tâm. Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, nhằm tạo điều kiện cho việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) sử dụng nguồn tiền có nguồn gốc ngân sách để mua được thực hiện theo trình tự, thủ tục thuận lợi, phù hợp với tình hình thực tiễn xử lý nợ xấu nhưng vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định của Luật Đấu giá tài sản, nội dung về đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được quy định mang tính nguyên tắc tại một số điều, khoản trong Luật và giao Chính phủ hướng dẫn về trình tự, thủ tục đấu giá đối với loại tài sản này. Cụ thể, bổ sung quy định tài sản là khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà VAMC đã mua thuộc tài sản đấu giá khi VAMC lựa chọn bán thông qua đấu giá. Đồng thời, dự thảo Luật quy định VAMC được tự đấu giá hoặc ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản, trong trường hợp VAMC tự đấu giá thì vẫn phải bảo đảm các nguyên tắc của luật.

Tuy nhiên, quan điểm trên đã không nhận được sự đồng tình của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Băn khoăn về tính minh bạch của quy định này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, việc Luật có quy định giao cho VAMC hưởng quyền đấu giá tài sản thì rất khó đảm bảo khách quan. “VAMC mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng, nói mua nhưng hạch toán hết, chứ không có tiền để mua. Nợ “treo” ở chỗ này. Tức là giảm nợ xấu của ngân hàng A, ngân hàng B, ngân hàng C, nhưng cuối cùng phần giảm đó đem về để ở VAMC. VAMC còn chưa bán được. Bây giờ giao cho VAMC tự đi đấu giá, tôi thấy không bảo đảm tính minh bạch, không rõ ràng”- Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm và nhấn mạnh, VAMC là một DN mới thành lập, thậm chí còn chưa đánh giá được hiệu quả hoạt động mà lại được đưa vào gắn với một điều luật cụ thể là hết sức vô lý, không thể trong luật lại giao “đặc ân” cho một DN cụ thể như thế.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cũng không đồng tình với việc luật hóa VAMC bởi DN này mới được ra đời theo một nghị định của Chính phủ. Làm rõ thêm vấn đề, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng không chỉ riêng VAMC mà Bộ Tài chính cũng có công ty thu mua nợ xấu, nên không thể có quy định riêng cho một DN.

Các ý kiến tại phiên họp sẽ được Ban soạn thảo cân nhắc, nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét.

ĐÌNH NGỌC
Cùng chuyên mục
  • Đo lường sức mạnh thương hiệu DN Việt Nam
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2016 với tổng giá trị 7,26tỷ USD vừa được Công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Financevinh danh. Như vậy, ở lần thứ 2 công bố, tổng giá trị của Top 50 thương hiệuđứng đầu đã tăng 39% so với con số 5,5 tỷ USD của lần công bố đầu tiên vào năm2015.
  • Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Có chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu ví thương mại là “đôi chân” đưanông sản Việt Nam tiến xa trên thị trường thì khoa học công nghệ (KHCN) đượccoi là “xương sống” để ngành Nông nghiệp nâng cao giá trị cho nông sản. Tuynhiên, thực tế những năm qua cho thấy, dù Nhà nước đã có chính sách ưu đãi để khuyếnkhích nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KHCN trong nông nghiệp nhưng kết quảvẫn còn rất khiêm tốn.
  • Kéo giảm cước vận tải đường bộ bằng cách nào?
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Các DN vận tải của Việt Nam có quy mô nhỏ, không thể tự tổ chức mạnglưới kinh doanh nên tỷ lệ xe chạy “rỗng”chiều về lớn khiến chi phí vận tải đườngbộ rất cao. Trước thực tế đó, nhiều ý kiến cho rằng một trong những giải pháplàm giảm cước vận tải đường bộ là đẩy mạnh phát triển các sàn giao dịch vận tảiđể chủ hàng và DN được kết nối, giúp minh bạch hóa chi phí, hạn chế tối đa việcxe chạy rỗng chiều về, qua đó tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế.
  • Xây dựng ngành Than trở thành ngành công nghiệp phát triển
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xéttriển vọng đến năm 2030 (Quy hoạch điều chỉnh) do Thủ tướng Chính phủ vừa phêduyệt đặt mục tiêu: “Xây dựng ngành Than trở thành ngành công nghiệp pháttriển; có sức cạnh tranh cao; có trình độ công nghệ tiên tiến so với khu vực ởtất cả các khâu thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến, sử dụng than; đáp ứngđủ than cho nhu cầu sử dụng trong nước, đặc biệt là than cho sản xuất điện”.
  • Tạo cơ chế thuận lợi cho DN đầu tư vào nông nghiệp
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - DN được coilà yếu tố then chốt, quyết định sự thành công của quá trình tái cơ cấu nôngnghiệp. Vài năm trở lại đây, từ chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhiều DN trongđó có cả những DN lớn đã quan tâm đầu tư vào nông nghiệp, mang lại những hiệuquả, lợi ích thiết thực cho cả DN vàngười dân.
Để đấu giá tài sản minh bạch, khách quan