Đo lường sức mạnh thương hiệu DN Việt Nam

(BKTO) - Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2016 với tổng giá trị 7,26tỷ USD vừa được Công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Financevinh danh. Như vậy, ở lần thứ 2 công bố, tổng giá trị của Top 50 thương hiệuđứng đầu đã tăng 39% so với con số 5,5 tỷ USD của lần công bố đầu tiên vào năm2015.



Định giá 50 thương hiệu hàng đầu

Đứng trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2016 là những công ty, tập đoàn lớn như: Vinamilk, Viettel, Petrovietnam, Mobifone, Vinhomes, Sabeco, Masan, FPT, Vinaphone, Vietinbank. Giá trị thương hiệu của DN đứng ở vị trí số 1 là 1,01 tỷ USD, ở vị trí số 2 là 973 triệu USD. Vươn lên 2 bậc so với vị trí thứ 5 của bảng xếp hạng năm 2015, Petrovietnam đạt giá trị thương hiệu 564 triệu USD…
Chốt lại bảng xếp hạng Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2016 là Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình với giá trị thương hiệu được định giá 21 triệu USD. Ngoại trừ những thương hiệu mới xuất hiện trong Top 50, địa ốc Hòa Bình chính là thương hiệu giảm giá trị mạnh nhất, tới gần 140 triệu USD, trong số những thương hiệu đã có mặt ở bảng xếp hạng năm 2015 và tiếp tục có mặt ở bảng xếp hạng năm 2016 của Brand Finance.

Đầu tư vào thương hiệu chính là đầu tư cho tương lai phát triển bền vững của DN Ảnh: TK

Một sự bất ngờ là giá trị thương hiệu của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai năm 2016 vẫn được định giá tới 101 triệu USD, tăng 3 triệu USD so với năm 2015, đưa tên tuổi Hoàng Anh Gia Lai đứng thứ 16 trong bảng xếp hạng.

Bình luận về kết quả 12 thương hiệu nằm trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2015 đã bị thay thế bởi những thương hiệu mới, ông Samir Dixit - Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, năm 2016 ghi dấu những tiến bộ vượt bậc của các DN tại Việt Nam. Sự bứt phá ngoạn mục, cũng như xuất hiện của nhiều tên tuổi mới cho thấy nhận thức của DN Việt Nam về giá trị thương hiệu đã thay đổi. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng trung bình của các thương hiệu trong Top 50 là 20%, vượt xa các công ty thuộc các nước trong khối ASEAN (phần lớn đang ổn định hoặc tăng trưởng âm: tại Singapore, tốc độ tăng trưởng giá trị trung bình của Top 50 thương hiệu mạnh nhất chỉ ở mức 1%; ở Malaysia là âm 6% và ở Indonesia là âm 10%).

Tuy nhiên, ông Samir Dixit cảnh báo, các DN không nên “ngủ quên” trên chiến thắng. “Nhiều đối thủ rất mạnh và đủ sức khiến thương hiệu của bạn rời khỏi bảng xếp hạng”.

Thương hiệu - tài sản vô hình giá trị nhất

Nhân dịp này, Brand Finance cũng đánh giá tài sản hữu hình của 10 ngành đứng đầu Việt Nam gồm: Viễn thông, Thực phẩm và đồ uống, Ngân hàng, Bất động sản và xây dựng, Dầu khí, Bán lẻ, Đầu tư, Hàng không, Phụ tùng - thiết bị ô tô và Bảo hiểm, các ngành này chiếm tới 89% tổng giá trị DN tại Việt. Trong đó, ngành Ngân hàng có giá trị DN lớn nhất với 22,8 tỷ USD, tiếp đến là ngành Viễn thông với giá trị DN đạt 7,3 tỷ USD.

Đưa ra kết quả đánh giá về tài sản hữu hình của DN, Brand Finance chỉ ra rằng, thương hiệu chính là tài sản vô hình giá trị nhất của DN, nhưng giá trị của loại tài sản vô hình này của DN Việt Nam còn rất khiêm tốn so với khu vực và toàn cầu. Tính đến cuối năm 2015, giá trị tài sản vô hình của các DN tại Việt Nam đạt khoảng 21 tỷ USD, chiếm 26% tổng giá trị DN tại Việt Nam, trong đó ngành Viễn thông có giá trị tài sản vô hình cao nhất đạt 2,1 tỷ USD, theo sau là ngành Thực phẩm và đồ uống với tổng giá trị tài sản vô hình đạt 1,6 tỷ USD. Tuy nhiên, giá trị tài sản vô hình của các DN Việt Nam tính đến cuối năm 2015 mới chỉ tương ứng 1% tổng giá trị tài sản vô hình trong các nước ASEAN và thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ trung bình toàn cầu là 53%.

Trao đổi về vai trò của thương hiệu trong quá trình phát triển của DN Việt Nam, ông Lại Tiến Mạnh - Giám đốc Công ty tư vấn thương hiệu Mibrand (đại diện của Brand Finance tại Việt Nam), cho biết: Trước đây và cả hiện nay, rất nhiều DN Việt Nam vẫn chưa ý thức được đầy đủ giá trị tài sản vô hình là thương hiệu nên đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Thách thức chủ yếu đối với các chuyên gia marketing và thương hiệu Việt Nam là họ cần có một phương pháp toàn diện để đo lường chất lượng của tài sản thương hiệu và định lượng được đóng góp của tài sản thương hiệu vào giá trị cho cổ đông.

Theo ông Lại Tiến Mạnh, có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu, bao gồm: sức mạnh thương hiệu, kết quả kinh doanh và các yếu tố bên ngoài khác. Trong đó, sức mạnh thương hiệu là yếu tố quan trọng nhất bởi đó là cái mà DN có thể chủ động trong việc đầu tư, điều chỉnh. Thế nhưng trong Bảng xếp hạng Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2016, có rất nhiều DN rớt chỉ số sức mạnh thương hiệu (BSI) so với năm 2015. Đây là dấu hiệu xấu cho các giám đốc thương hiệu của DN, quan điểm về xây dựng thương hiệu hướng tới phát triển bền vững chưa thực sự ngấm vào trong các DN. Trong khi đó, xây dựng thương hiệu không chỉ để phục vụ bán hàng, mà còn là cơ hội để DN bán thêm những giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ. Thương hiệu mạnh hơn cũng sẽ đem lại doanh thu cao hơn, các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn cho các DN có thương hiệu mạnh. Do đó, đầu tư vào thương hiệu chính là đầu tư cho tương lai, một tương lai phát triển bền vững của DN.

QUỲNH ANH
Cùng chuyên mục
  • Để đấu giá tài sản minh bạch, khách quan
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tiếptục thảo luận về những vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu giá tài sản,tại phiên họp thứ 3, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh Luậtphải ngăn chặn cho được tình trạng tiêu cực, vi phạm, đảm bảo sự khách quan,minh bạch trong đấu giá tài sản
  • Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Có chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu ví thương mại là “đôi chân” đưanông sản Việt Nam tiến xa trên thị trường thì khoa học công nghệ (KHCN) đượccoi là “xương sống” để ngành Nông nghiệp nâng cao giá trị cho nông sản. Tuynhiên, thực tế những năm qua cho thấy, dù Nhà nước đã có chính sách ưu đãi để khuyếnkhích nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KHCN trong nông nghiệp nhưng kết quảvẫn còn rất khiêm tốn.
  • Kéo giảm cước vận tải đường bộ bằng cách nào?
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Các DN vận tải của Việt Nam có quy mô nhỏ, không thể tự tổ chức mạnglưới kinh doanh nên tỷ lệ xe chạy “rỗng”chiều về lớn khiến chi phí vận tải đườngbộ rất cao. Trước thực tế đó, nhiều ý kiến cho rằng một trong những giải pháplàm giảm cước vận tải đường bộ là đẩy mạnh phát triển các sàn giao dịch vận tảiđể chủ hàng và DN được kết nối, giúp minh bạch hóa chi phí, hạn chế tối đa việcxe chạy rỗng chiều về, qua đó tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế.
  • Xây dựng ngành Than trở thành ngành công nghiệp phát triển
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xéttriển vọng đến năm 2030 (Quy hoạch điều chỉnh) do Thủ tướng Chính phủ vừa phêduyệt đặt mục tiêu: “Xây dựng ngành Than trở thành ngành công nghiệp pháttriển; có sức cạnh tranh cao; có trình độ công nghệ tiên tiến so với khu vực ởtất cả các khâu thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến, sử dụng than; đáp ứngđủ than cho nhu cầu sử dụng trong nước, đặc biệt là than cho sản xuất điện”.
  • Tạo cơ chế thuận lợi cho DN đầu tư vào nông nghiệp
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - DN được coilà yếu tố then chốt, quyết định sự thành công của quá trình tái cơ cấu nôngnghiệp. Vài năm trở lại đây, từ chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhiều DN trongđó có cả những DN lớn đã quan tâm đầu tư vào nông nghiệp, mang lại những hiệuquả, lợi ích thiết thực cho cả DN vàngười dân.
Đo lường sức mạnh thương hiệu DN Việt Nam