Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 từ 5 - 6%

(BKTO) - Công đoàn đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 từ 5 - 6% để bù đắp chỉ số trượt giá, duy trì tiền lương thực tế cho người lao động (NLĐ).

tang-luong.jpg
Đại diện Công đoàn đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 từ 5-6% để bù đắp chỉ số trượt giá, duy trì tiền lương thực tế cho NLĐ. Ảnh minh họa. 

Sáng 09/8, tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội đồng Tiền lương Quốc gia họp phiên thứ nhất năm 2023 để thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024.

Cuộc họp diễn ra dưới sự chủ trì của ông Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia.

Tại cuộc họp, ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng Ban Chính sách, pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - nhấn mạnh: “Chúng tôi chia sẻ những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, vì vậy, mong muốn điều chỉnh tiền lương tối thiểu năm 2024 để bù đắp chỉ số trượt giá, duy trì tiền lương thực tế cho NLĐ, với mức đề xuất tăng 5 - 6%”.

Dẫn số liệu kết quả khảo sát tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của NLĐ năm 2023 do Ban Chính sách - Pháp luật và Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) phối hợp thực hiện, ông Quảng cho biết: Kết quả khảo sát gần 3.000 lao động ở 4 vùng với các loại hình doanh nghiệp cho thấy: 17,3% công nhân lao động được khảo sát phải thường xuyên vay nợ dẫn đến 3,1% trong số đó thường xuyên bị đe dọa, khủng bố và 45,2% người vay nợ có tâm trạng lo lắng, bất an.

76,2% NLĐ tham gia khảo sát “tình nguyện” làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Thu nhập trung bình của 2.982 NLĐ khảo sát đạt hơn 7,8 triệu đồng/tháng, trong đó, tiền lương cơ bản chỉ chiếm 76,7% thu nhập hằng tháng của họ, 23,3% khác đến từ tiền làm thêm giờ và các khoản trợ cấp, phụ cấp của doanh nghiệp.

24,5% NLĐ cho biết tiền lương và thu nhập chỉ vừa đủ đáp ứng 100% chi tiêu cho cuộc sống; còn lại 75,5% người trả lời cho biết thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ thu nhu cầu chi tiêu của họ, thậm chí, có trường hợp thu nhập chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu chi tiêu.

Chỉ có 8,1% NLĐ có dư tích lũy từ tiền lương và thu nhập; 11,2% không thể đủ sống và ngoài thời gian làm việc tại doanh nghiệp, họ phải làm thêm việc khác để kiếm thêm thu nhập.

Tiền lương là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyết định lập gia đình của 53,7% NLĐ và quyết định con của 72% NLĐ.

Có tới 17,6% NLĐ không sống cùng con dưới 18 tuổi vì lý do tiền lương thấp và 2,2% NLĐ chưa từng mua sữa công thức (sữa bột) cho con dưới 6 tuổi và chỉ có 37,7% NLĐ có tiền lương đủ để đảm bảo 100% nhu cầu học tập của con.

Chỉ có 26,2% NLĐ có điều kiện để ăn thịt, cá trong các bữa ăn hằng ngày; 10,3% NLĐ tham gia khảo sát cho biết với thu nhập hiện nay, họ ít khi (1 lần/tuần) có điều kiện để ăn thịt, cá trong bữa ăn tại gia đình.

Theo ông Quảng, trong bối cảnh hiện nay, đời sống của NLĐ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là hơn một năm qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao so với trước đây. Lương thấp, thiếu việc làm thêm đã tác động trực tiếp đến cuộc sống gia đình, chăm sóc con cái, dinh dưỡng hằng ngày… của NLĐ.

Trong các yếu tố để xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, khả năng chi trả của doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Vấn đề tăng lương tối thiểu vùng cần được xem xét để đảm bảo động viên NĐL làm việc có năng suất, chất lượng, tiền lương thực sự là động lực cải thiện điều kiện làm việc, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, nhưng cũng hài hòa với khả năng chi trả./.

Cùng chuyên mục
  • Đợt phim kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đợt phim kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 diễn ra trên cả nước sẽ kéo dài từ ngày 19/8 đến hết 5/9, với nhiều bộ phim đặc sắc được trình chiếu miễn phí.
  • 94 người bệnh được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả chi phí trên 1 tỷ đồng
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho thấy, từ năm 2022 đến 6 tháng đầu năm 2023, cả nước có 94 người bệnh được Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT trên 1 tỷ đồng.
  • Báo chí đồng hành vì mục tiêu an sinh xã hội
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong 02 ngày (ngày 08 - 09/8), tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị “Tập huấn kiến thức về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho nhà báo, phóng viên, biên tập viên chuyên trách thuộc các cơ quan thông tấn, báo chí năm 2023”.
  • Phát triển kinh tế nông nghiệp: Rào cản từ nguồn nhân lực
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong bối cảnh chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, sự thiếu hụt lao động có kỹ năng, nhất là lao động trình độ cao được xem là rào cản và thách thức lớn đối với nỗ lực phát triển ngành nông nghiệp của nước ta hiện nay...
  • Làm rõ kết quả nổi bật của Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày 04/8, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương - Trưởng Đoàn Giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” chủ trì cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 từ 5 - 6%