Doanh nghiệp gặp khó khi đầu tư vào bến xe

(BKTO) - Thực hiện chủ trương của Chínhphủ, những năm qua, Bộ Giaothông - Vận tải (GTVT) và một sốđịa phương đã thực hiện chương trình xã hội hóa (XHH), huyđộng mọi nguồn lực ngoài NSNN để đổimới, hiện đại hóa các bến xe, nhờ đó điều kiện cơ sởvật chất tốt, chất lượng phục vụ hành khách không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, một số bến xe tư nhân còn gặp khó nhiềukhăn do cơ chế quản lý, quy hoạch và bịcạnh tranh gay gắt bởi nạn bến cóc, xe dù.



Số lượng xe vào Bến xe Nước Ngầm (Hà Nội) bị giảm rõ rệt do việc quy hoạch luồng tuyến chưa hợp lý Ảnh: T.K
Số lượng xe vào Bến xe Nước Ngầm (Hà Nội) bị giảm rõ rệt do việc quy hoạch luồng tuyến chưa hợp lý. Ảnh: T.K
Bất cập trong cơ chế quản lý

Bộ GTVT cho biết, cả nước có 478 bến xe, trong đó trên 300 bến tiêu chuẩn từ loại 4 trở lên. Thực hiện chủ trương XHH, không sử dụng nguồn lực Nhà nước, hiện đã có hơn 200 bến xe được cổ phần hoặc đầu tư bằng nguồn vốn của tư nhân. Tuy nhiên, không ít trong số đó đã và đang rơi vào tình trạng có cung mà chẳng có cầu, một số bến xe quá tải nhưng một số bến lại không có xe vào.

Tại Hà Nội, ngoài 3 bến xe lớn là Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm thu hút đông khách đi và đến, còn lại các bến xe khác hoặc là xập xệ như bến xe Lương Yên, hoặc được đầu tư hoành tráng như bến xe Nước Ngầm, nhưng vẫn vắng khách. Ông Lê Đình Thọ - Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết: Luật Giao thông đường bộ quy định bến xe phải gồm các hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định, du lịch, xe buýt, taxi… Để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, các bến xe cần được xây dựng hiện đại, văn minh, đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ GTVT.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều bến xe chưa đạt được điều này. Cơ chế, chính sách quản lý, quy hoạch của các cơ quan chức năng và địa phương đối với bến xe còn nhiều tồn tại, thiếu sự hỗ trợ, thiếu thống nhất và chưa có hành lang pháp lý chung cho các bến xe XHH và các bến xe đầu tư từ NSNN, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, bến cóc, xe dù vẫn có điều kiện hoành hành.

Ông Nguyễn Văn Lập - Giám đốc Bến xe Nước Ngầm (Hà Nội) cho biết: Bến xe Nước Ngầm là được thành lập từ năm 2005 với chi phí đầu tư hơn 80 tỷ đồng, nhưng từ đó cho đến nay chưa bao giờ bến xe này có chuyện quá tải mà chỉ luôn đạt từ 1/3 đến 1/2 công suất so với thực tế. Bến xe Nước Ngầm ra đời nhằm giảm tải cho bến xe phía Nam (Bến xe Giáp Bát). Theo ông Lập, năm 2003, TP.Hà Nội đã có quy hoạch về luồng tuyến, theo đó bến xe phía Nam đón khách từ Quốc lộ 1, như vậy, căn cứ vào đó, Bến xe Nước Ngầm sẽ đón 2 luồng khách, 1 luồng khách bổ sung từ Bến xe Giáp Bát, 1 luồng khách từ hướng Quốc lộ 1 cũ và Quốc lộ 1 mới. Tuy nhiên, số lượng xe vào Bến xe Nước Ngầm đã giảm rõ rệt khi các tuyến xe từ Nghệ An, Hà Tĩnh được các cơ quan quản lý chuyển về Bến xe Mỹ Đình.

Ông Trần Minh Thành - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bến xe Nghệ An cho rằng: Hiện nay các bến xe tư nhân đang gặp khó cả đầu vào lẫn đầu ra. Đầu vào tức là một xe muốn được khai thác tuyến, được vào bến phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước, bến xe không có quyền đưa xe về bến hoạt động, đồng nghĩa với việc không thể tự tạo cơ chế thu hút hay cạnh tranh mà vẫn phải lệ thuộc vào cơ quan quản lý Nhà nước. Đầu ra là giá dịch vụ. Đúng ra các đơn vị kinh doanh dịch vụ được tự xây dựng giá, rồi niêm yết công khai, có báo cáo với Sở Tài chính, Sở GTVT, Cục Thuế… địa phương nơi đóng địa bàn là có thể đưa ra mức giá phù hợp với chất lượng dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên, hiện nay các bến xe lại không được phép làm điều này, bởi vướng quy định trong Luật Giao thông đường bộ, cụ thể: Giá dịch vụ do UBND tỉnh quyết định, tức là không cho nhà đầu tư quyền chủ động đưa ra giá dịch vụ phù hợp với cơ sở hạ tầng họ đã đầu tư.

Cần sớm quy hoạch luồng tuyến

Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam khẳng định: Thực tế cho thấy các bến xe được XHH chất lượng cao, hiện đại và văn minh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, điều quan trọng là sự XHH phải mang tính triệt để chứ không thể nửa vời. Kêu gọi XHH đầu tư vào bến xe mà cơ quan Nhà nước vẫn cứ quản tất thì hiệu quả sẽ khó đạt như mong đợi. Ông Thanh cho rằng, để thúc đẩy XHH bến xe đem lại hiệu quả cao nhất, điều quan trọng là trong khâu quy hoạch bến xe phải rất cụ thể và cơ quan chức năng khi đã công bố quy hoạch cần đảm bảo độ ổn định từ 10 đến 20 năm để nhà đầu tư yên tâm.

Theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo quyết liệt vấn đề XHH xây dựng các bến xe đồng bộ, hiện đại. Quan trọng nhất là quy hoạch luồng tuyến, làm tốt việc này sẽ thu hút được nhà đầu tư. Bộ GTVT đang phấn đấu tháng 6/2015 sẽ hoàn thành công tác quy hoạch luồng tuyến, sau đó sẽ công khai, thậm chí đấu thầu luồng tuyến, từ đó sẽ tháo gỡ những khó khăn mà các bến xe XHH đang gặp phải hiện nay.

Mới đây, phát biểu tại Hội nghị giao ban quý II của Bộ GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, cơ quan này đã làm việc với TP.Hà Nội và Hải Phòng về việc bố trí luồng tuyến, ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh, bảo đảm an toàn cho hành khách và lợi ích của DN vận tải. Bộ GTVT đã chỉ đạo Sở GTVT Hà Nội khắc phục tồn tại lớn nhất hiện nay là quy hoạch luồng tuyến.

LÊ HÒA


Cùng chuyên mục
  • “Bức tranh” biến động không ngừng của các DN tăng trưởng nhanh
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Những dấu ấn đáng chú ý khi xem xét vàphân tích bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp (DN) tăng trưởng nhanh nhất Việt Namsau 5 lần công bố cho cả giai đoạn 2008-2015 đã được các chuyên gia của VietnamReport (Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam) phác họa thành một “bứctranh” sinh động.
  • Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa chủ trì cuộc họp giao ban của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN nhằm đánh giátình hình tái cơ cấu DNNN trong quý I năm nay. Thủ tướng cho rằng, cổ phần hóa làm cho DN mạnh lên và thông qua đó tạođiều kiện, khuyến khích người dân làm kinh tế.
  • Cơ khí “bí” đầu ra do thực thi chính sách còn bất cập
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Các dự án cơ khí trọng điểm đã và đang phải đối mặtvới hàng loạt những khó khăn, bất cập như khó tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi,khó được giao thầu và chỉ định thầu sản phẩm cơ khí trọng điểm; vướng mắc trongưu tiên sử dụng sản phẩm cơ khí chế tạo trong nước đối với các gói thầu và dựán có sử dụng vốn Nhà nước từ 30% trở lên, vướng mắc trong thực hiện chính sáchtạo đơn hàng cho các DN cơ khí…
  • Góc nhìn của DN lớn về triển vọng kinh tế
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Năm 2014 đánh dấu sự chuyển mình trong sản xuất kinh doanh của các DN lớn. Bức tranhkinh tế Việt Nam về cơ bản đãcó phần sáng sủa hơn, trong đó đã xuất hiện khá nhiều tín hiệu khả quan cho tăngtrưởng kinh tế. Chung quan điểm với nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, cộng đồng DN lớn cho rằng: Việt Nam sẽ “tăng tốc hơn đôi chút” trong năm 2015 và trở thành một điểmđến đầu tư hấp dẫn.
Doanh nghiệp gặp khó khi đầu tư vào bến xe