Doanh nghiệp nội và bài toán giữ vững thị trường bán lẻ

(BKTO) - Theo phân tích của các chuyên gia và DN trong ngành, dưđịa phát triển của thị trường bán lẻ tại Việt Nam còn rất lớn. Điều này được minh chứng qua những số liệu cụ thể: tổng mức lưu chuyển hànghóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tại Việt Nam giai đoạn2006-2010 tăng bình quân 25,4%, giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân khoảng 16%.Tốc độ tăng tuy có chậm lạinhưng vẫn là một mức tương đối khả quan trong tình hình sức mua vẫn còn yếu.




Thường xuyên cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ... là những việc làm đang giúp các siêu thị ngoại thu hút người tiêu dùng Việt, Ảnh: TK
Dư địa phát triển thị trường lớn

Thị phần bán lẻ hiện đại của siêu thị và trung tâm thương mại so với tổng doanh số bán lẻ đã tăng khoảng 20% nhưng so với các nước trong khu vực vẫn rất thấp (Thái Lan là 34%, Singapore 90%, Malaysia 60%) nên tiềm năng phát triển của thị trường còn rất lớn.

Những phân tích trên càng được củng cố thêm khi Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam công bố chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam trong quý I/2016 đã tăng hạng lên đứng thứ 5 toàn cầu với 109 điểm, tăng 1 điểm so với quý trước. Tuy nhiên, trong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao thì xu hướng thay đổi thói quen chi tiêu, cắt giảm chi phí sinh hoạt tiếp tục trở nên phổ biến. Cụ thể, trên 80% người Việt được khảo sát đã điều chỉnh thói quen trong 12 tháng vừa qua để tiết kiệm chi phí - con số này khiến người Việt vẫn đứng đầu bảng toàn thế giới về xu hướng tiết kiệm.

Thế nhưng, kết quả điều tra cũng cho thấy người tiêu dùng Việt Nam vẫn sẵn sàng chi tiêu sau khi đã trang trải đầy đủ các chi phí sinh hoạt thiết yếu. Bà Nguyễn Hương Quỳnh - Tổng giám đốc Công ty Nielsen Việt Nam cho rằng, chỉ số niềm tin người tiêu dùng tiếp tục giữ vững ở vị trí cao trong khi thị trường kinh doanh hiện tăng trưởng ở mức độ vừa phải thể hiện hy vọng về tương lai của người tiêu dùng Việt.

Dư địa thị trường lớn mở ra nhiều tiềm năng phát triển cho các DN bán lẻ. Nhưng theo ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, ngành bán lẻ hiện đại Việt Nam có nhiều cơ hội song cũng có rất nhiều thách thức, điều quan trọng là các DN có nắm bắt được cơ hội, khắc phục các điểm yếu để vượt qua thách thức hay không. Bởi thực tế cho thấy, những năm qua, các DN bán lẻ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, nhưng sự chuyển biến, thích ứng với hội nhập còn quá chậm. Giá bán lẻ tại nhiều siêu thị nội vẫn cao do phải gánh quá nhiều chi phí trung gian.

DN Việt Nam đã mất dần thị trường bán lẻ nội địa khi không cạnh tranh được với các tên tuổi lớn của nước ngoài như: Metro Cash & Carry, Big C, Parkson, Aeon... Tuy các DN vốn đầu tư nước ngoài chỉ có khoảng 90 điểm bán trên cả nước song doanh số bán ra tại một điểm thường cao gấp 3 - 4 lần, thậm chí 7 - 8 lần, so với một điểm của siêu thị nội. Ước tính, DN bán lẻ nước ngoài đã chiếm trên 40% thị phần bán lẻ hiện đại, trong khi các DN nội chỉ chiếm 25%.

DN nội gặp khó trong cạnh tranh

Có thể dễ dàng nhận thấy sức hút người tiêu dùng đến với các siêu thị ngoại là do họ thường xuyên cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, phương thức kinh doanh, thái độ phục vụ, chăm sóc khách hàng. Trong khi đó, rất hiếm DN Việt nào làm tốt được tất cả những việc này.

Bày tỏ quan điểm cảm thông với những khó khăn, thách thức mà các DN bán lẻ Việt Nam đang phải đương đầu, ông Nguyễn Văn Nam - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại cho rằng, trong khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài không ngừng phát triển nhờ sự hậu thuẫn tốt từ công ty mẹ thì các DN Việt Nam phải vật lộn rất vất vả. Lãi suất cho vay ở Việt Nam vẫn ở mức cao 7 - 11%/năm, gấp 2 - 3 lần so với các mức lãi suất của các nước khác trong khu vực, khiến DN Việt khó có thể cạnh tranh được với các đối thủ nước ngoài. Bên cạnh đó, DN còn gặp khó khăn về mặt bằng và vẫn phải chịu nhiều chính sách bất hợp lý, sự phiền hà, nhũng nhiễu.

Ông Nam cũng thẳng thắn kiến nghị bản thân DN cũng cần phải chấn chỉnh cung cách làm ăn, bởi trong hội nhập, DN không chỉ phải tuân thủ luật chơi trong nước, mà còn phải tuân thủ cả luật chơi quốc tế.

Còn ông Vũ Vinh Phú nhấn mạnh, quan trọng hơn là DN phải tổ chức được mô hình sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn, chất lượng ổn định, đủ cung ứng cho thị trường bán lẻ nói chung và các siêu thị trong cả nước. Đồng thời, cần khắc phục những điểm yếu bằng liên doanh, liên kết, hợp tác để cùng phát triển. Chú trọng đào tào nguồn nhân lực, vận hành các siêu thị một cách chuyên nghiệp và có văn hóa, chấp nhận cạnh tranh và hợp tác, học tập những điểm mạnh của các nhà bán lẻ nước ngoài để tự hoàn thiện mình.

Về phía các nhà quản lý, nhà làm chính sách, ông Phú kiến nghị, cần phải tạo môi trường kinh doanh thương mại minh bạch, công khai, bình đẳng và thông thoáng cho các DN bán lẻ, kèm theo đó là những chính sách phù hợp, không vi phạm các cam kết quốc tế để hỗ trợ các DN nội địa, hỗ trợ liên doanh liên kết giữa sản xuất và phân phối, giữa phân phối và phân phối, liên kết vùng.
PHÚC KHANG
Cùng chuyên mục
  • Cùng có trách nhiệm với an toàn vệ sinh thực phẩm
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Những hồi chuông báo động về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang tiếptục được nhiều đơn vị, tổ chức gióng lên, nối tiếp chuỗi sự kiện tuyên chiếnchống thực phẩm bẩn của Chính phủ và nhiều Bộ, ngành, cơ quan.
  • Chính phủ tập trung cải thiện môi trường kinh doanh
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngày 29/4, tại Hội trường Thống nhất (TP.HCM), tân Thủ tướng NguyễnXuân Phúc đã chủ trì Hội nghị Thủ tướng với DN năm 2016 với chủ đề “Doanhnghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước”. Cùng tham dự có cácPhó Thủ tướng: Trương Hoà Bình, Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng, Vũ Đức Đam;lãnh đạo của các Bộ, ngành, địa phương và đông đảo các DN trong nước, DN có vốnđầu tư nước ngoài, đại diện Hiệp hội DN.
  • “Đánh thức” DN trong vấn đề sở hữu trí tuệ khi tham gia TPP
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tếxuyên Thái Bình Dương (TPP) đang mở ra nhiều cơ hội cho DN Việt Nam tiến sâuhơn vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức khi phải thựchiện toàn bộ các cam kết trong Hiệp định. Một lĩnh vực mà TPP đặc biệt quan tâmlà bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), trong đó thực thi quyền SHTT rất đượcchú trọng. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn bị nhiều DN Việt Nam bỏ ngỏ.
  • Thiếu ý thức xây dựng và bảo vệ thương hiệu:  “Doanh nghiệp Việt chịu thiệt đơn, thiệt kép”
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Xây dựng thương hiệu, thương hiệuquốc gia (THQG) trong nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam, đó là chủ đềxuyên suốt chuỗi sự kiện chào mừng “Ngày Thương hiệu Việt Nam - 20/4” năm nay.Tại Diễn đàn THQG với truyềnthông và cộng đồng do Bộ Công thương tổ chức diễn ra ngày 20/4, nhiều đại biểu cùngchung nhận định: DN Việt đang chịu nhiều thiệt hại khi thiếu ý thức xây dựng vàbảo vệ thương hiệu.
  • Quản lý chặt nguồn cung chất cấm trong chăn nuôi
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở nên nhứcnhối và nhận được sự quan tâm của dư luận. Không nhức nhối sao được khi nó đangkhiến cho “con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn thế” (lời một đạibiểu Quốc hội). Tìm giải pháp cho vấn nạn này, theo nhiều đại biểu tại Diễn đàn: “Giải pháp quản lý chất cấm và lạm dụng khángsinh trong chăn nuôi” là cần phải cóbiện pháp hữu hiệu để quản lý chặt nguồn cung chất cấm trong chăn nuôi.
Doanh nghiệp nội và bài toán giữ vững thị trường bán lẻ