Doanh nghiệp tư nhân và những thách thức từ TPP

(BKTO) - Lĩnh vực đầu tư được đưa vào trong một chương của Hiệp định Đối táckinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với những điều khoản về đối xửbình đẳng giữa DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và DN nội địa. Điều này sẽ cónhững tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) hiện đang chiếm tỷlớn tại Việt Nam.




DN tư nhân trong nước đang chịu nhiều sức ép từ các DN có vốn đầu tư nước ngoài.Ảnh: TK
DNTN còn “lép vế” so với DN FDI

Theo số liệu từ cuộc Tổng điều tra DN của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), DNTN chiếm tỷ lệ chủ yếu (75%) trong số hơn 400.000 DN đang hoạt động tại Việt Nam. Mặc dù chiếm số lượng hùng hậu, DNTN tại Việt Nam vẫn chủ yếu là DN vừa và nhỏ và đang chịu lép vế nhiều mặt so với các DN FDI. Cụ thể, Số lượng lao động tại mỗi DN này chỉ đạt khoảng 14,4 lao động, thấp hơn nhiều so với con số gần 300 lao động tại mỗi DN FDI. Về nguồn lực, nguồn vốn trung bình của một DN FDI đạt trên 300 tỷ đồng. Trong khi đó, mức vốn trung bình của toàn bộ DN tại Việt Nam đạt xấp xỉ 50 tỷ đồng còn DNTN chỉ đạt 11,9 tỷ đồng. Thực tế cũng cho thấy rằng những DN hoạt động kém hiệu quả tập trung chủ yếu ở nhóm DN vừa và nhỏ với quy mô vốn thấp.

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2014 của Tổng cục Thống kê, có tới 67.823 DN gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động. Phần lớn trong số này là những DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng. Tài sản cố định và vốn đầu tư dài hạn của khối DN FDI cũng cao gấp hơn 30 lần so với khối DNTN. Trên khía cạnh hoạt động, doanh thu thuần (khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu) của các DN FDI cũng đạt mức cao hơn nhiều so với DN nội địa, trong đó có khối DNTN. Điều này cho thấy rằng, các DN FDI đang có lợi thế rất lớn về quy mô so với DNTN trong nước, không chỉ về vốn đầu tư mà còn cả trên khía cạnh hoạt động.

Cơ hội nào cho DNTN?

Các DN Việt Nam, đặc biệt là khối DNTN vừa và nhỏ, đang phải bước vào cuộc chơi TPP với thế yếu hơn rất nhiều. Theo ông Nguyễn Thanh Tùng - Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Hiệp định TPP quy định rõ quy tắc đối xử bình đẳng giữa nhà đầu tư nước ngoài từ các nước TPP và nhà đầu tư nội địa là như nhau. Đồng thời, các ưu đãi đối với nhà đầu tư đến từ các nước TPP không được kém hơn so với ưu đãi dành cho nhà đầu tư đến từ các nước TPP khác hay các nước ngoài TPP. Ngoài ra, TPP cũng đưa ra nhiều quy định loại bỏ các ràng buộc liên quan tới tự do hoạt động của các DN FDI như yêu cầu về hàm lượng nội địa; lãnh đạo, quản lý DN. Như vậy, sau khi TPP được thực thi, các DN FDI về cơ bản sẽ được hoạt động và đối xử tương tự DN nội địa. Với một nước vẫn đang còn có những lợi thế về nhân công dồi dào, Việt Nam được kỳ vọng sẽ là đích đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong khối các nước TPP.

Số liệu trong bảng Top 1000 DN nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam mới được Vietnam Report công bố cho thấy, có đến 50% DN FDI lọt vào bảng nhưng chỉ đóng góp khoảng 37% tổng số thuế của toàn bảng xếp hạng. Trong khảo sát các DN của Bảng xếp hạng Top 500 DN lớn nhất Việt Nam được thực hiện tháng 11/2015, phần lớn các DNTN đều chọn ra 3 yếu tố cần cải thiện nhất để có thể cạnh tranh được với các đối thủ trong khối TPP đó là chất lượng sản phẩm và dịch vụ; giá thành sản phẩm/dịch vụ và chất lượng nguồn nhân lực.

7 năm trước, sau khi Việt Nam hoàn tất thủ tục gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới), số dự án và vốn FDI đăng ký đã tăng đột biến trong năm 2008. Cùng lúc đó, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu lan rộng đã khiến số vốn thực tế không được như mong đợi. Làn sóng đầu tư giai đoạn đó chưa thực sự mạnh đến mức các DN trong nước phải lo lắng như hiện nay.

Với những thỏa thuận đã được công bố, TPP thực sự sẽ mang lại làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam trong thời gian tới, DNTN trong nước sẽ càng trở nên bất lợi hơn trong cuộc cạnh tranh về quy mô so với khối DN FDI. Tuy nhiên, theo nhận định của ông Nguyễn Thanh Tùng khi có sự tự sàng lọc các DN hoạt động hiệu quả, DNTN vẫn còn có những cơ hội để mở rộng quy mô vốn và phát triển.

LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Chính sách tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng toàn quốclần thứ XII của Đảng đã khẳng định: Một trong những thành tựu quan trọng củanền kinh tế Việt Nam 5 năm qua chính là lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ môdần ổn định. Đây là kết quả của việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đóchính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt đóng vai trò quan trọng. Điều này mộtlần nữa được các chuyên gia nhấn mạnh khi nhìn lại kết quả điều hành chính sáchtiền tệ giai đoạn 2011-2015.
  • Thị trường trái phiếu: Nhiều cơ hội mới cho nhà đầu tư
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Để hoàn thành nhiệm vụ huy động 250nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong năm 2015 (đến nay huy động đạt 49% kếhoạch), bên cạnh sản phẩm truyền thống là trái phiếu thanh toán lãi định kỳ, BộTài chính sẽ triển khai 2 sản phẩm mới là trái phiếu không thanh toán lãi địnhkỳ (Zero – coup bond) và trái phiếu lãi suất thả nổi để đáp ứng nhu cầu của nhàđầu tư vào cuối năm nay. Bên cạnh đó, Bộ sẽ áp dụng một số giải pháp như đa dạnghóa các kỳ hạn trái phiếu, tạo dựng cơ chế để phát triển hệ thống nhà đầu tư…
  • Huy động nguồn lực tài chính để CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Huyđộng mạnh mẽ nguồn lực tài chính đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đang là vấnđề lớn, có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần thực hiện thắng lợi công cuộcCNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của nước ta hiện nay.
  • Hiệu quả hóa chức năng  tài chính doanh nghiệp
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Đólà chủ đề của cuộc hội thảo do Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) và Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) vừatổ chức tại Hà Nội. Với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà quản lý trong nướcvà quốc tế, Hội thảo đã tập trung thảo luận về nhiều vấn đề thời sự của tàichính doanh nghiệp (DN) hiện nay.
  • Đổi mới cơ chế phân bổ vốn cho các chương trình mục tiêu
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Nhằm khắc phụcnhững bất cập trong việc sử dụng vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốcgia và chương trình mục tiêu (sau đây gọi chung là chương trình), dự kiến kếhoạch phân bổ vốn đầu tư từ NSNN cho các chương trình giai đoạn 2016-2020 củaChính phủ đã có nhiều đổi mới theo hướng cắt giảm số lượng chương trình; điềuchỉnh cơ chế hỗ trợ, mức hỗ trợ vốn nhằm sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tăng cườngtính chủ động của địa phương.
Doanh nghiệp tư nhân và những thách thức từ TPP