Doanh nghiệp Việt Nam - Liên minh châu Âu tăng cường hợp tác xuất khẩu nông sản

(BKTO) Vừa qua, Thứ tưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Trần Thanh Nam đã có buổi gặp mặt và làm việc với ông Gabor Fluit Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (Eurocham) tại Việt Nam. Nhân dịp buổi làm việc, hai bên đã chia sẻ góc nhìn và đưa ra các ý kiến đề xuất nhằm thúc đẩy xây dựng chuỗi liên kết xuất khẩu nông sản giữa doanh nghiệp Việt Nam và Liên minh châu Âu.

z4338657986758_d212a4f20e5486f5f020e2ee3c97ebe7.jpg
Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cùng đại diện Eurocham trao đổi hướng đến tăng cường thúc đẩy xuất khẩu nông sản doanh nghiệp Việt Nam - Liên minh châu Âu. Ảnh: Bộ NN-PTNT

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết: Thương mại nông sản Việt Nam - châu Âu thời gian qua có dấu hiệu chững lại và đi xuống do chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Do đó, hai bên cần tăng cường hợp tác để tạo ra chuỗi cung ứng nông sản an toàn sang thị trường châu Âu.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề xuất trong Quý 3/2023, hai bên phối hợp tổ chức diễn đàn với sự tham gia của các doanh nghiệp châu Âu, tập trung vào hai nội dung, đó là: Trao đổi các quy định về an toàn thực phẩm và các thủ tục hành chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và các hiệp hội hiểu được cơ chế vận hành của ngành nông nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, hình thành chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm giữa các doanh nghiệp của hai nước.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh: Việt Nam luôn mong muốn xây dựng được thương hiệu nông sản giảm phát thải khí nhà kính. Hiện, Bộ NN-PTNT đang xây dựng Đề án Một triệu ha lúa giảm phát thải khí nhà kính với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới. Đây là dự án đầu tiên do Ngân hàng Thế giới tài trợ về trồng lúa giảm phát thải. Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT đang chỉ đạo xây dựng vùng cà phê ở Tây Nguyên và cùng trồng trái cây theo hướng giảm phát thải khí nhà kính. Thứ trưởng Trần Thanh Nam bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào các vùng nguyên liệu này để sản xuất ra các nông sản an toàn xuất khẩu sang châu Âu, hình thành chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề xuất Eurocham hỗ trợ ngành nghề nông thôn của Việt Nam, đặc biệt là ngành hàng thủ công mỹ nghệ. Về lĩnh vực chăn nuôi, Thứ trưởng mong muốn Eurocham hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang thị trường châu Âu thông qua việc kết nối gặp gỡ các tập đoàn siêu thị lớn tại khu vực này.

Ông Gabor Fluit - Chủ tịch EuroCham cho biết: Việt Nam đã đặt ra Chiến lược quốc gia về Ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2050 với mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Eurocham rất quan tâm đến chiến lược này. Các sản phẩm nông sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trưởng châu Âu phải đáp ứng được các yêu cầu về tăng trưởng xanh và giảm phát thải. Châu Âu cũng rất quan tâm đến việc xây dựng vùng nguyên liệu an toàn dịch bệnh đáp ứng được các tiêu chuẩn của thế giới và đánh giá cao những sáng kiến của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Về tình hình xuất nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu trong quý I/2023 đạt 1,2 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022 (khoảng 1,4 tỷ USD).

- Bộ NN-PTNT - 

Liên quan đến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang châu Âu, ông Gabor cho rằng sau một khoảng thời gian dài chịu tác động bởi các biến động trên thế giới, sức mua hàng của phương Tây cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt trong giai đoạn Covid-19, người dân chủ yếu mua các sản phẩm tiêu dùng trong nhà.

Ông Gabor Fluit đánh giá cao đề xuất của Thứ trưởng Trần Thanh Nam về việc tổ chức hội nghị giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Âu vào quý III/2023. Năm 2019, Bộ NN-PTNT và Eurocham đã phối hợp tổ chức thành công Diễn đàn Nông nghiệp Bền vững Việt Nam - Liên minh châu Âu, tạo dựng tiếng vang lớn. Phía Eurocham hi vọng có thể tổ chức diễn đàn trong năm nay.

Trên cơ sở các nội dung được trao đổi, hai bên nhất trí sẽ tăng cường hợp tác để thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam - châu Âu trong thời gian tới.

Cùng chuyên mục
  • Tập trung giải ngân, gắn với nâng cao hiệu quả đầu tư công
    11 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Kết thúc quý I/2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đạt mức cao so với bình quân của cả nước. Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình, Bộ NNPTNT - đã chia sẻ với Báo Kiểm toán về kết quả đáng khích lệ này, cũng như giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả dự án đầu tư công trong thời gian tới.
  • Xây dựng chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, cạnh tranh, minh bạch
    11 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Cùng với việc khuyến nghị áp dụng chính sách Thuế tối thiểu toàn cầu, nhiều chuyên gia nhấn mạnh, Việt Nam cần nhìn nhận chính sách ưu đãi đầu tư là vấn đề cần tập trung trong thời gian tới để có giải pháp tốt nhất nhằm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, đảm bảo vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư.
  • Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài giảm 53,2%
    11 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 4 tháng đầu năm 2023, có 41 dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư.
  • Gần 8,88 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam
    11 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài tính đến gần cuối tháng 4/2023 đạt gần 8,88 tỷ USD, bằng 82,1% so với cùng kỳ năm 2022.
  • Thẩm định tổng mức điều chỉnh Dự án Thủy điện Sơn La
    11 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định tổng mức điều chỉnh Dự án Thủy điện Sơn La vừa diễn ra ngày 24/4 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương - Phó Chủ tịch Hội đồng.
Doanh nghiệp Việt Nam - Liên minh châu Âu tăng cường hợp tác xuất khẩu nông sản