Đổi mới phương thức chi trả dịch vụ y tế: Hướng tới sự công bằng, minh bạch

(BKTO) - Cùng với việc đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chínhtrong lĩnh vực y tế, hiện Bộ Y tế đangtích cực phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai xây dựng và thí điểm ápdụng một số phương thức chi trả dịch vụ y tế mới nhằm tiếp cận các phương thứctiên tiến trên thế giới; hướng tới sự công bằng, minh bạch trong chi trả dịch vụy tế; đảm bảo cân bằng thu chi Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) và quyền lợi của ngườibệnh.




Đổi mới phương thức chi trả dịch vụ y tế là một trong những giải pháp trọng tâm để thúc đẩy ngành Y tế phát triển theo định hướng công bằng, hiệu quả. Ảnh: TK
Ở nước ta hiện nay, thanh toán theo phí dịch vụ là phương thức chi trả chủ yếu tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, việc thanh toán theo phí dịch vụ lại tạo ra cơ chế để các cơ sở khám chữa bệnh cung ứng quá mức cần thiết các dịch vụ y tế, dẫn đến gia tăng chi phí, mất cân đối thu chi và lãng phí nguồn lực của xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta đang đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, các bệnh viện có xu hướng tăng dịch vụ để tăng nguồn thu thì những bất cập của phương thức chi trả này cần sớm được khắc phục.

Thực hiện quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2014, Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành gói dịch vụ y tế cơ bản (DVYTCB) do Quỹ BHYT chi trả trước năm 2018. Theo đó, gói dịch vụ này sẽ được ban hành dựa trên danh mục dịch vụ y tế do một Hội đồng gồm các thành viên thuộc nhiều đơn vị, cơ quan thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau cùng xây dựng, đề xuất trên cơ sở bằng chứng khoa học, thực tiễn và đảm bảo sự minh bạch.

Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Minh Thảo cho biết, việc xác định rõ vai trò, chức năng nhiệm vụ, thành phần, cơ chế hoạt động của Hội đồng này sẽ khắc phục các vấn đề tồn tại, hạn chế trong xây dựng danh mục thuốc, dịch vụ y tế. Bởi vì, gói quyền lợi BHYT hiện nay chủ yếu được xây dựng dựa trên đề xuất từ các bệnh viện và ý kiến các chuyên gia nên tiêu chí xác định thuốc, dịch vụ kỹ thuật trong phạm vi chi trả chưa rõ ràng, chưa chú trọng tính chi phí - hiệu quả. Đặc biệt, chúng ta vẫn đang thiếu quy định chặt chẽ về quy trình ra quyết định xây dựng gói quyền lợi đảm bảo tính chuẩn mực, khách quan và minh bạch.

Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cũng khẳng định, gói DVYTCB được quy định là những dịch vụ y tế thiết yếu để chăm sóc sức khỏe, phù hợp với khả năng chi trả của Quỹ BHYT. Việc xây dựng gói DVYTCB là nền tảng để đảm bảo phát triển hệ thống y tế theo định hướng mở rộng bao phủ chăm sóc sức khỏe, gắn liền với việc đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế, ổn định nguồn tài chính và kiểm soát Quỹ BHYT; đồng thời giảm chi phí chăm sóc sức khỏe từ tiền túi của bệnh nhân. Theo lộ trình của Bộ Y tế, đến tháng 12/2017 sẽ tiến hành phân tích tác động của quá trình thí điểm, đề xuất các giải pháp triển khai và xây dựng dự thảo Thông tư quy định về gói DVYTCB, năm 2018 sẽ được đưa vào ứng dụng rộng rãi.

Cùng với phương thức chi trả theo gói DVYTCB, hiện Bộ Y tế cũng đang triển khai Đề án xây dựng và thí điểm phương thức chi trả chi phí khám chữa bệnh theo nhóm chẩn đoán liên quan (DRG) được đánh giá là có nhiều điểm ưu việt, tiên tiến. Cụ thể, đối với các dịch vụ khám chữa bệnh nội trú, việc áp dụng phương thức này sẽ hỗ trợ tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ y tế, từ đó phản ánh đúng thực trạng chi phí của từng nhóm bệnh, đảm bảo khám chữa bệnh công bằng, tăng tính minh bạch và khuyến khích được các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đơn vị nào cung cấp nhiều dịch vụ, có số lượng bệnh nhân đông sẽ được chi trả đúng, đủ, phù hợp với kết quả đạt được. Muốn vậy, các cơ sở khám chữa bệnh phải tự đổi mới, nâng cao chất lượng và uy tín dịch vụ của mình để thu hút người bệnh, qua đó, quyền lợi của người bệnh sẽ được đảm bảo tốt hơn. Mặt khác, việc thanh toán theo DRG sẽ góp phần chống quá tải tuyến trên; thanh toán nhanh chóng, thuận lợi…Theo tiến độ dự kiến, đến năm 2020, phương thức thanh toán theo DRG sẽ được áp dụng rộng rãi trong cả nước.

Bộ Y tế xác định, đổi mới phương thức chi trả dịch vụ y tế là một trong những giải pháp trọng tâm để thúc đẩy ngành Y tế phát triển theo định hướng công bằng, hiệu quả. Người dân thì kỳ vọng, những động thái tích cực, quyết liệt của ngành sẽ sớm chấm dứt được tình trạng mập mờ, xóa đi những “khoảng tối” trong chi trả dịch vụ y tế đang tồn tại bấy lâu nay, ngăn chặn hiệu quả tình trạng lạm dụng thuốc, lạm dụng xét nghiệm.

NGUYỄN HỒNG

Cùng chuyên mục
  • Quản lý, khai thác bảo tàng: Còn nặng tư duy bao cấp
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nước ta sở hữu số lượng lớn bảo tàng, tuy nhiên, hoạt động của các bảo tàng hiện nay được cho là chưa thu hút được công chúng, chưa tương xứng với nguồn lực được đầu tư. Đâu là nguyên nhân? Làm sao để đưa bảo tàng đến gần hơn với cuộc sống? Đó là những câu hỏi được đặt ra với cơ quan quản lý, giới chuyên môn và những người quan tâm đến lĩnh vực bảo tàng hiện nay.
  • Diện mạo mới của giao thông nông thôn
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sau 5 năm (2010 - 2015) triển khai chươngtrình xây dựng, quản lý giao thông nông thôn (GTNT) gắn với mục tiêu xây dựngnông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn Việt Nam đang từng bước chuyển mình thay đổi với những con đườngđược bê tông hóa, hàng nghìn cây cầu được xây dựng, đảm bảo an toàn giao thôngcho người dân, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nguy cơ cháy nổ - Nỗi “ám ảnh” tại các đô thị!
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Không chỉ gia tăng về số vụ lẫn mức độ thiệthại, tình hình cháy, nổ được nhận định là ngày càng có diễn biến phức tạp hơn. TrongHội thảo khu vực ASEAN với chủ đề “Phòng chống hỏa hoạn ở các đô thị” do Đạisứ quán Pháp tại Việt Nam phối hợp với Bộ Công an tổ chức mới đây tại Hà Nội, nhiềuđại biểu tham dự đã tập trung phân tích, thảo luận làm rõ và bàn giải pháp khắcphục vấn đề này.
  • Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông: Còn nhiều bất cập
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sau gần 2 năm thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcgiao thông đường bộ và đường sắt được áp dụng tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày13/11/2013 của Chính phủ (sau 1 năm lại sửa đổi bổ sungmột số điều bằng Nghị định 107/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014), chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe đốivới người vi phạm. Bên cạnh đó, lực lượng thực thi pháp luật tỏ ra băn khoănkhi các quy định cũng làm khó trong quá trình xử lý vi phạm. Đại diện các cơ quan chức năng cho rằng, các Nghị định trên đã bộc lộnhiều bất cập, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và thay thế.
  • Vấn nạn buôn lậu, hàng giả trong lĩnh vực y tế: Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Cuốituần qua, lần đầu tiên Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mạivà hàng giả (Ban chỉ đạo 389 Quốc gia) và Ban chỉ đạo 389 Bộ Y tế phối hợp tổchức “Tọa đàm về công tác chống hàng giả, hàng không đảm bảochất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Ytế”.
Đổi mới phương thức chi trả dịch vụ y tế: Hướng tới sự công bằng, minh bạch