Đóng góp tích cực vào việc bảo đảm kỷ luật, kỷ cương tài chính

(BKTO) - Tríchý kiến Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định tại buổi làm việccủa Chủ tịch Quốc hội với KTNN ngày 3/10



         

   Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Ảnh: THANH TÙNG

...Qua báo cáo và quá trình phối hợp công tác, tôi nhận thấy, với tính chất là cơ quan kiểm tra tài chính công, thực hiện chức năng theo Luật KTNN là đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; trong những năm qua, KTNN đã không ngừng phát triển, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, từ năm 2013 khi KTNN được Hiến định theo Điều 118 và Quốc hội ban hành Luật KTNN 2015 đã tạo cơ sở pháp lý, nền tảng cho hoạt động của KTNN ngày càng giữ vai trò, vị trí quan trọng, đóng góp vào sự nghiệp chung.

Có thể thấy, trong những năm qua, hoạt động của KTNN ngày càng đóng góp tích cực vào công tác bảo đảm kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý sử dụng tài chính, tài sản công với nhiều hoạt động chuyên môn kể cả việc đánh giá, xác nhận, rồi kiểm tra, kết luận, đề xuất kiến nghị. Qua kiểm toán, KTNN đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều cơ chế chính sách. Các kết luận này được ghi nhận, tiếp thu, thông qua đó góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước, đóng góp vào thành tích chung của phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Thứ hai, tập thể lãnh đạo KTNN trong những năm qua được kiện toàn, đoàn kết, có nhiều đổi mới. Các chương trình, kế hoạch hành động, các báo cáo trình Quốc hội luôn rõ ràng, rành mạch, số liệu nhiều, tính “chiến đấu” cao. Các đồng chí cũng quan tâm xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan, bộ máy, cải cách hành chính với sự đồng thuận, quyết tâm đổi mới và có tầm nhìn dài hạn. Các điều kiện về vật chất kỹ thuật của cơ quan cũng được quan tâm đầu tư. Công tác đoàn thể, công đoàn, an sinh xã hội rất tốt.

Thứ ba, qua theo dõi, chúng tôi thấy KTNN phối hợp tốt với các cơ quan, cả ở Trung ương và địa phương. KTNN đã có nhiều đóng góp trong hoạt động của Quốc hội như tham gia vào dự toán NSNN, quyết toán NSNN, bố trí nguồn kinh phí cho các dự án trọng điểm quốc gia, Chương trình mục tiêu quốc gia. Ngoài ra, KTNN cũng tham gia vào nhiều hoạt động ngoài chuyên môn kiểm toán như việc tham gia xây dựng Chính phủ liêm chính… Các phát biểu của các đồng chí lãnh đạo KTNN trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phát biểu của Tổng Kiểm toán Nhà nước tại Hội nghị Trung ương rất có tiếng vang.

Thứ tư, phương hướng nhiệm vụ thời gian tới được các đồng chí xây dựng khá dài hạn, đến hết nhiệm kỳ Quốc hội, chứ không chỉ 1 năm. Tôi nhất trí với những phương hướng đó và đề nghị các đồng chí lưu ý thêm bối cảnh tình hình hiện nay để điều chỉnh kế hoạch hoạt động của mình:

Một là công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đang được toàn Đảng, toàn dân, các cơ quan Chính phủ, các cơ quan Quốc hội, cử tri cả nước quan tâm. Chắc chắn sẽ đặt lên vai KTNN rất nhiều nhiệm vụ.

Hai là Hội nghị Trung ương 6 sắp thông qua một số đề án: Cải cách tổ chức bộ máy, tinh giản, nâng cao hiệu lực hiệu quả của tổ chức bộ máy, giảm cấp phó, giảm cấp trung gian, giảm người làm việc, giảm biên chế; Trung ương cũng thông qua đề án về đổi mới, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp… Những điều này cũng đặt lên vai KTNN những nhiệm vụ nặng nề. Có thể có những việc ngoài kế hoạch nhưng yêu cầu KTNN phải tham gia, trong khi nhân lực còn hạn chế.

Trong bối cảnh hiện nay, các đồng chí cũng nhận thức rất nhanh về cuộc cách mạng 4.0, trong đó đang xây dựng 4 phần mềm lớn như báo cáo đã nêu. KTNN được Đảng tin, nhân dân tin thì sẽ được giao nhiều việc. Như vậy là yêu cầu về công việc ngày càng cao trong khi lại không tăng bộ máy, biên chế, tiết kiệm chi phí. Có những mâu thuẫn buộc phải giải quyết. Sắp tới KTNN phải chủ trì Đại hội Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á lần thứ 14 (ASOSAI 14) và Tổng Kiểm toán Nhà nước sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch 3 năm. Do vậy phải có phương án phân công công việc hợp ý, chia sẻ công việc và rất đoàn kết mới hoàn thành tốt công việc được.

Đối với các kiến nghị của KTNN, về cơ bản chúng tôi sẵn sàng chia sẻ với KTNN. Trong đó, đối với việc ban hành Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN, nếu Chính phủ ủng hộ mà có cơ sở pháp lý thì chúng tôi cũng sẵn sàng ủng hộ, xem xét và trình lên UBTVQH...

PHÙNG NGUYÊN (ghi)
Cùng chuyên mục
  • Hoạt động kiểm toán và những con số hết sức ý nghĩa
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tríchý kiến của Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà tại buổi làm việc của Chủ tịchQuốc hội với KTNN ngày 3/10
  • Xác định mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trên mỗi bước đường phát triển, KTNN luôn phấn đấutrở thành công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việcquản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; hỗ trợ, phục vụ đắc lựccho hoạt động của Quốc hội. Tại buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn ThịKim Ngân với KTNN ngày 03/10, KTNN đã báo cáo với Chủ tịch Quốc hội về nhữngnhiệm vụ trọng tâm của KTNN trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV. Sự chủ động củaKTNN đã gây được ấn tượng tốt đẹp và được các đại biểu tham dự đánh giá cao.
  • Đáp ứng ngày càng tốt hơn vai trò, nhiệm vụ quy định trong Hiến pháp và Luật KTNN
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trích ý kiến phát biểuchỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủtịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại buổi làm việc với KTNN.
  • Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm và làm việc với KTNN
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Sángngày 03/10, tại trụ sở KTNN - 111 Trần Duy Hưng, Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị,Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đến thăm và làm việc với KTNN.
  • Nhà nước thiệt đơn, thiệt kép với các dự án BT
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Những tưởng các dự án xây dựng - chuyển giao (BT) được thực hiện theo hình thức đối tác công - tư (PPP) sẽ làm giảm gánh nặng cho ngân sách mà vẫn đảm bảo phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhưng thực tế ngày càng chứng tỏ những bất cập trong chính sách, quản lý các dự án áp dụng hợp đồng BT đang khiến Nhà nước phải gánh phần thua thiệt, dù rằng bản chất của loại hợp đồng này là “chia sẻ rủi ro”.
Đóng góp tích cực vào việc bảo đảm kỷ luật, kỷ cương tài chính