Giải ngân đầu tư công không chậm, nếu…

(BKTO) - Ngày 21/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký, ban hành Công điện thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, bởi lẽ trong 7 tháng đầu năm 2019, cả nước mới giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 32,3% kế hoạch Quốc hội giao. Trong đó, 35 Bộ, cơ quan T.Ư và 26 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 40%; 18 Bộ, cơ quan ngang Bộ đạt tỷ lệ giải ngân dưới 20% kế hoạch (TP. HCM giải ngân được 26% và Hà Nội cũng chỉ đạt gần 25% kế hoạch).



Hiện vẫn còn hơn 35.140 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2019 chưa được phân bổ. Trong số vốn chưa giao này có 9.900 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), do chưa hoàn thiện thủ tục theo quy định Luật Đầu tư công. Khoảng 2.400 tỷ đồng chưa giao cho các dự án thuộc chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các vùng do tháng 9/2018, KTNN kiến nghị không giao vốn vì không đúng với Quyết định số 1256/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình này... Giải ngân vốn đầu tư công đã và đang là áp lực nội tại của Chính phủ. Chính phủ đã ban hành 2 Nghị quyết; Thủ tướng ra chỉ thị và nhiều thông báo kết luận cuộc họp chuyên đề của Phó Thủ tướng phụ trách vấn đề này…

Những giải pháp tháo gỡ nút thắt của sự trì trệ này cũng được chỉ ra, nổi bật là: Rà soát, làm rõ nguyên nhân và kiểm điểm rõ trách nhiệm, xử lý kỷ luật tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm, cản trở, gây chậm trễ trong triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm điều chuyển theo thẩm quyền, hoặc tổng hợp báo cáo Thủ tướng trước ngày 10/10 về những dự án không có khả năng giải ngân và thu hồi số vốn không có khả năng giao kế hoạch năm 2019. Bộ Tài chính rà soát, báo cáo Thủ tướng trong tháng 10 về các vướng mắc trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước và công tác đàm phán hiệp định từ khi Luật Quản lý nợ công năm 2017 có hiệu lực; nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Các Bộ, cơ quan T.Ư và địa phương có trách nhiệm lập danh mục dự án trọng điểm, phân công lãnh đạo theo dõi quyết liệt; đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng, đấu thầu và hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục thanh toán. Các đơn vị này được quyền xử lý nghiêm và kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng xây dựng công trình, vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết. Mặt khác, Chính phủ cần rà soát lại danh mục các dự án, chọn ra những dự án cấp bách để tập trung nguồn vốn và chỉ đạo tổ chức thực hiện trước. Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội tại các địa phương cần phát huy vai trò giám sát của mình đối với các dự án đã nằm trong kế hoạch đầu tư công được phê duyệt, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng…

Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công những dự án đủ điều kiện và có chất lượng cao là trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ triển khai hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và các hiệp định đã ký kết.

Nghịch lý lớn đang xảy ra trên bình diện quốc gia, trong khi khu vực kinh tế tư nhân luôn khát vốn đầu tư; nhiều DN chạy đôn chạy đáo tìm cách có được vốn (kể cả với lãi suất cao) để triển khai dự án đầu tư mới hoặc mở rộng, thì ở khu vực công, các dòng vốn ngân sách, thực chất cũng là dòng vốn quý giá xã hội, cứ đủng đỉnh và vô tư chậm tiến độ và được biện minh với mọi lý do đa dạng và bất khả kháng…?!
Giải ngân đầu tư công sẽ không chậm nếu nhận diện và khắc phục được các nguyên nhân chủ quan, đặc biệt là sự chậm trễ trong chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng và trong hoàn tất thủ tục để rút vốn từ Kho bạc; các đơn vị và cá nhân có biểu hiện vô cảm, nhũng nhiễu, cản trở và tắc trách, đồng thời chậm trễ trong đốc thúc, thẩm định và tổng hợp các dự án. Các đơn vị và cá nhân có trách nhiệm lập ra các dự án với chất lượng thấp, cốt chỉ để xếp hàng xin vốn, chạy theo chủ nghĩa thành tích hoặc tiếng gọi của lợi ích nhóm, hay tư duy nhiệm kỳ.

Trong phiên chất vấn và giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức ngày 15/8 đối với 15 Bộ trưởng, trưởng ngành về tình hình thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIV, có đại biểu Quốc hội đã đưa ra con số cả nước có gần 1.800 dự án đầu tư công vi phạm thủ tục đầu tư, gây thất thoát lãng phí nguồn lực nhà nước.

Đồng thời, đâu đó còn có hiện tượng đùn đẩy, né tránh và trì hoãn đưa ra các quyết định cần thiết liên quan trong thẩm quyền, vì sợ trách nhiệm hoặc chưa nhận đủ lợi ích cá nhân… Nói như Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ trong hội nghị sáng 19/8, với một số Bộ, ngành và lãnh đạo TP. Hà Nội, TP. HCM để đốc thúc tình hình, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công thì sự vô cảm và các yếu kém trong quản lý đầu tư của các Bộ, ngành, địa phương trong thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ liên quan đến giải ngân đầu tư công là "vấn đề nghiêm trọng phải được xoá bỏ"… Dự kiến ngày 15/9 tới, Chính phủ sẽ họp trực tuyến toàn quốc về vấn đề này.

Kỳ vọng đây là cuộc họp cuối cùng trong năm 2019 nhằm quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công vì không thể để chậm trễ hơn nữa.
TS. NGUYỄN MINH PHONG
Chuyên gia Kinh tế
Theo Báo Kiểm toán số 35 ra ngày 29-8-2019
Cùng chuyên mục
  • Đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
    5 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) được Quốc hội ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và đồng bộ về xử lý nợ xấu; tháo gỡ được phần nào khó khăn, vướng mắc của các TCTD trong việc xử lý nợ xấu và triển khai thành công Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” (Quyết định 1058).
  • Tác động của chiến tranh thương mại  Mỹ - Trung đến Việt Nam
    5 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế hàng đầu thế giới chi phối thương mại toàn cầu đồng thời cũng là hai đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam.
  • Động lực và kỳ vọng mới của du lịch Việt
    5 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Năm 2018, du lịch Việt Nam đón gần 15,5 triệu lượt khách, tăng 19,9% so với năm 2017, phục vụ hơn 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 620.000 tỷ đồng và là năm thứ 3 liên tiếp, du lịch Việt Nam liên tục thăng hạng trên bản đồ du lịch thế giới. Cũng năm này, lần đầu tiên Việt Nam được trao tặng Giải thưởng “Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á” tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới - World Travel Awards (WTA) khu vực châu Á và châu Úc năm 2018.
  • Đón dòng vốn của các tập đoàn xuyên quốc gia
    5 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Mặc dù tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 6 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 10.347,2 triệu USD, giảm 36,3% so với cùng kỳ năm 2018 và vốn FDI thực hiện 6 tháng đạt 9,1 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2018 song Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn từ nguồn vốn đầu tư của nhiều tập đoàn xuyên quốc gia (TNC).
  • Tăng vốn điều lệ cho bốn  ngân hàng thương mại trụ cột
    5 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Nửa đầu năm 2019, vấn đề tăng vốn điều lệ cho 4 ngân hàng thương mại (NHTM) trụ cột gồm: NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NHTM cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) lại nóng lên khi cơ quan quản lý các NHTM và chính bản thân lãnh đạo các NHTM trụ cột này đều liên tục lên tiếng được giữ lại phần cổ tức hay lợi nhuận từ phần vốn nhà nước tại NHTM để tăng vốn điều lệ nhằm vượt qua giới hạn CAR đang lùi về dưới 9%, không chỉ vi phạm nguyên tắc an toàn vốn theo quy định hiện hành mà còn ảnh hưởng tới khả năng thực hiện Chuẩn mực Basel II trong những năm tới.
Giải ngân đầu tư công không chậm, nếu…