Giữ vững các thị trường truyền thống, nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một trong những điểm sáng của bức tranh lao động việc làm năm 2022. Để duy trì đà phục hồi của thị trường XKLĐ trong năm 2023, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) sẽ giữ vững các thị trường truyền thống, mở thêm các thị trường mới và nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài.

lao-dong-han-quoc.jpg
Số lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc tăng mạnh những tháng cuối năm. Ảnh: TTXVN

Xuất khẩu lao động đạt gần 160% so với kế hoạch đề ra

Theo báo cáo của Bộ LĐTBXH, năm 2022, Việt Nam đưa gần 143.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt gần 160% so với kế hoạch đề ra, gấp hơn 3 lần năm 2021; trong đó, lao động đi Hàn Quốc tăng mạnh những tháng cuối năm. Kết quả này cho thấy thị trường XKLĐ đã phục hồi tích cực sau 3 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Năm 2022, số lao động đi làm việc tại Nhật Bản là 67.295 (29.741 lao động nữ), Đài Loan là 58.598 lao động (17.689 lao động nữ), Hàn Quốc là 9.968 lao động (454 lao động nữ), Singapore là 1.822 lao động (2 lao động nữ), Trung Quốc là 910 lao động nam, Hungary là 775 lao động (325 lao động nữ), Romania là 721 lao động (155 lao động nữ), Ba Lan là 494 lao động (86 lao động nữ), còn lại là các thị trường khác.

Để có được kết quả trên, Bộ LĐTBXH đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn kịp thời cập nhật các chính sách, quy định mới về tiếp nhận lao động, thủ tục xét nghiệm, cách ly đối với người lao động mới sang làm việc, hướng dẫn doanh nghiệp trong các khâu tuyển chọn, đào tạo, tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, phù hợp với diễn biến dịch bệnh và các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 của nước sở tại.

Bộ cũng đã chỉ đạo các quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác tạo nguồn, đào tạo và triển khai đồng bộ các chính sách, hoạt động hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Cùng với đó, hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động hết hạn hợp đồng về nước cũng đã được thúc đẩy nhằm phát huy tay nghề, kinh nghiệm của người lao động phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Đặc biệt, Bộ LĐTBXH đã thúc đẩy đàm phán với các nước tiếp nhận lao động để ký kết các thỏa thuận, biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực lao động với Malaysia, Australia, Cộng hòa Liên bang Đức, Israel, Nhật Bản. Đây chính là cơ sở để Việt Nam mở rộng các thị trường, gia tăng số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Theo ông Nguyễn Gia Liêm - Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), công tác XKLĐ đạt được con số ấn tượng là kết quả của quá trình vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động từ phía các cơ quan quản lý, doanh nghiệp dịch vụ.

Duy trì đà phục hồi của thị trường xuất khẩu lao động

Để duy trì đà phục hồi của thị trường XKLĐ, năm 2022, ngành LĐTBXH sẽ đẩy mạnh triển khai các thỏa thuận, biên bản ghi nhớ đã ký với nước tiệp nhận lao động Việt Nam; thúc đẩy đàm phán với Hàn Quốc để ký kết Biên bản ghi nhớ phái cử và tiếp nhận người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS; thỏa thuận hợp tác về lao động với Anlgeria, Kuwait.

Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tăng cường các biện pháp nhằm ổn định, giữ vững các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống, đồng thời mở rộng để tăng dần số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại một số quốc gia châu Âu trong các ngành nghề mới với công việc ổn định và thu nhập cao.

Năm 2023, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, phấn đấu đưa khoảng 110.000-120.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định.

Mục tiêu của Việt Nam là không chỉ gia tăng số lượng mà còn nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài. Do đó, cùng với các giải pháp giữ vững thị trường truyền thống và mở thêm các thị trường mới, theo ông Nguyễn Gia Liêm, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ đẩy mạnh công tác gắn kết giữa doanh nghiệp dịch vụ với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc chuẩn bị, tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Cùng với đó, công tác tuyển chọn và đào tạo người lao động, đặc biệt là đào tạo về ngoại ngữ, tay nghề và ý thức tổ chức kỷ luật sẽ được tăng cường nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.

Đặc biệt, ông Liêm cho rằng, việc tập trung nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài phải căn cứ vào từng thị trường. Chẳng hạn, thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc đòi hỏi người lao động phải có khả năng ngoại ngữ tiếng Nhật, tiếng Hàn để thực hiện tốt công việc được giao và từ đó có thể nâng cao trình độ kỹ năng làm việc.

Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ của ngành LĐTBXH được Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh là tổ chức triển khai Hệ thống cơ sở dữ liệu người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Đồng thời, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan yêu cầu tiếp tục phổ biến và triển khai pháp luật để Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn Luật đi vào cuộc sống; đa dạng hóa công tác thông tin tuyên truyền về chính sách, quy định của pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân về các doanh nghiệp cũng như các thị trường XKLĐ./.

Cùng chuyên mục
  • Bài 3: Tăng cường đầu tư, đi đôi với quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực để phát triển văn hóa
    một năm trước Xã hội
    Trong bối cảnh vai trò, nhiệm vụ của văn hóa ngày càng được đề cao nhằm phát triển đất nước bền vững trong thời kỳ mới, việc quan tâm đầu tư để văn hóa phát triển xứng tầm là vô cùng cần thiết. Đi liền với đó, các cơ quan hữu quan cần đổi mới cách thức đầu tư cho văn hóa, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực, nhất là tài chính để xứng đáng với sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và góp phần nâng cao nhu cầu thụ hưởng văn hóa cho nhân dân.
  • Hỗ trợ trên 25 triệu lượt đối tượng trong dịp Tết  Quý Mão
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ước tính, 63/63 tỉnh, thành phố đã dành khoảng 9.500 tỷ đồng để hỗ trợ trên 25 triệu lượt đối tượng đón Tết Nguyên đán Quý Mão.
  • Trưng bày Tư liệu - Báo Xuân Quý Mão năm 2023
    một năm trước Xã hội
    Hướng tới kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2023); mừng Xuân Quý Mão 2023, ngày 17/01, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức Trưng bày Tư liệu - Báo Xuân Quý Mão năm 2023 với chủ đề "Mùa xuân dâng Đảng".
  • Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
    một năm trước Xã hội
    Tại Hội nghị trực tuyến giao ban toàn quốc về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) diễn ra ngày 17/01, Thiếu tướng Nguyễn Văn Long - Thứ trưởng Bộ Công an yêu cầu lực lượng, trọng tâm là lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tập trung triển khai quyết liệt các kế hoạch bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
  • 2 tháng cao điểm kiểm tra, xử phạt vi phạm về an toàn cháy nổ với số tiền gần 324 tỷ đồng...
    một năm trước Xã hội
    Theo Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC & CNCH), Bộ Công an, qua hơn 2 tháng triển khai Kế hoạch số 513/KH-BCA-C07 về tổng rà soát, kiểm tra an toàn về PCCC & CNCH (từ tháng 10/2022), Công an các đơn vị, địa phương đã đồng loạt ra quân triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đạt được những kết quả quan trọng trên các mặt công tác.
Giữ vững các thị trường truyền thống, nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động