Hà Giang: Tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với kịch bản đề ra

(BKTO) - Năm 2024, mặc dù đối diện nhiều khó khăn, thách thức song với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, các chỉ tiêu chủ yếu về KT-XH của tỉnh Hà Giang cơ bản đạt và vượt Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh giao.

tin1.jpg
Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Giang mới đạt 6,81%, thấp hơn so với kịch bản tăng trưởng đề ra (7,5%). Ảnh: ST

Cụ thể, 30/36 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đạt và vượt kế hoạch. Nổi bật trong đó, sản xuất nông, lâm nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng gần 5%. Giá trị sản phẩm trồng trọt thu hoạch bình quân đạt 63 triệu đồng/ha đất canh tác, tăng 1,6% so với năm 2023. Lượng khách du lịch đến Hà Giang đạt gần 3,3 triệu lượt người, tăng 8,8% so với năm 2023 và đạt 102,6% so với kế hoạch.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 19.861 tỷ đồng, tăng 18%. Kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 308 triệu USD, tăng 5% so với năm 2023; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ước giảm 6,26%.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế mới đạt 6,81%, thấp hơn so với kịch bản tăng trưởng đề ra (7,5%). Thu ngân sách nhà nước (NSNN) đạt hơn 2.200 tỷ đồng, bằng 89,5% so với kế hoạch HĐND tỉnh giao; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 83,9% so với kế hoạch…

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hà Giang đã đề nghị các cấp, ngành: Tiếp tục thực hiện đồng bộ các nghị quyết, chương trình, kế hoạch về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; lập kế hoạch KT-XH 5 năm, giai đoạn 2026 - 2030; đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, bố trí đủ vốn cho các dự án hoàn thành, dự án chuyển tiếp, kiên quyết không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; phát huy hiệu quả nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Cùng với đó, đẩy mạnh việc lập, triển khai các quy hoạch xây dựng đảm bảo chất lượng; xây dựng hạ tầng thông tin hiện đại, chuẩn hóa, đồng bộ; chủ động nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất.

Mặt khác, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế…

UBND tỉnh Hà Giang cũng đang xem xét các nội dung quan trọng liên quan đến: Dự toán thu NSNN trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2025, kế hoạch tài chính - NSNN giai đoạn 2025 -2027./.

Cùng chuyên mục
  • Thái Bình: Tổng sản phẩm GRDP năm 2024 ước tăng 7,32%
    5 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Tổng sản phẩm GRDP năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thái Bình ước đạt trên 72.500 tỷ đồng, tăng 7,32% so với năm trước.
  • Triển khai hiệu quả ba đột phá chiến lược
    5 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Với Quảng Ninh, năm 2024 có lẽ là năm đặc biệt khó khăn khi thách thức về bất ổn kinh tế vĩ mô toàn cầu biến động mạnh, đặc biệt cơn bão số 3 tàn phá nặng nề các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và những bài học tích lũy, hiệu quả thấy rõ từ ba đột phá chiến lược, tỉnh đã linh hoạt, bám sát thực tiễn để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá này.
  • Thái Nguyên: Tăng cường hợp tác triển khai các hoạt động chuyển đổi xanh và tài chính carbon
    5 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Ngày 27/11, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cùng đoàn công tác của tỉnh đã thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu và Thử nghiệm Hàn Quốc (KTR) về việc triển khai các dự án chuyển đổi xanh, tài chính carbon hướng đến phát triển Thái Nguyên “xanh”.
  • Hải Dương quyết tâm thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công
    5 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Đến thời điểm hiện tại, Hải Dương đang tận dụng giai đoạn 'nước rút' cuối năm để tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình, quyết tâm thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo đúng kế hoạch được giao năm 2024.
  • Vĩnh Phúc quyết tâm xây dựng chính quyền số
    5 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Hiện nay, 100% cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, bộ phận "một cửa" cấp huyện, cấp xã hội đã phát triển khai số hóa hồ sơ, giấy tờ và các quy trình xử lý, trả lời kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân.
Hà Giang: Tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với kịch bản đề ra