Hải Dương: Hỗ trợ người nghèo quyết tâm vượt khó, thoát nghèo bền vững

(BKTO) - Trong thời gian qua, tỉnh Hải Dương đã tích cực đẩy mạnh thực hiện công tác giảm nghèo, trong đó chú trọng vấn đề trao sinh kế, giúp người nghèo an cư, quyết tâm vượt khó, thoát nghèo.

l_hd_nh-ngoai-thuong.png
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh tỉnh Hải Dương tài trợ 50 triệu đồng giúp gia đình nghèo ở Hải Dương xây nhà mới. Ảnh: TS

Xã Nam Hồng là địa phương điển hình của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương thực hiện tốt chính sách hỗ trợ xây, sửa nhà cho người nghèo, giúp họ an cư, vượt khó, thoát nghèo. Trong nhiều năm qua, các tổ chức, đoàn thể, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) đã đứng ra vận động toàn dân tích cực hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới; đóng góp kinh phí hỗ trợ xây nhà ở cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi năm lại có thêm những ngôi nhà “Đại đoàn kết”, “Nhà nghĩa tình đồng đội”, “Nhà tình thương”, “Mái ấm công đoàn”.

Những năm gần đây, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng để người nghèo có mái ấm, Hải Dương nỗ lực huy động sự đóng góp của nhiều tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp để hỗ trợ các gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn xây, sửa nhà.

Năm 2022, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trong tỉnh đã vận động hỗ trợ 7,5 tỷ đồng xây 167 ngôi nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo. Các tổ chức thành viên hỗ trợ xây 92 ngôi nhà với tổng trị giá 3,83 tỷ đồng cho các gia đình đoàn viên, hội viên gặp khó khăn. 9 tháng qua, toàn tỉnh đã có gần 50 hộ nghèo được hỗ trợ xây nhà với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng. Không chỉ được hỗ trợ tiền xây nhà, nhiều hộ gia đình còn được các tổ chức, đoàn thể hỗ trợ giống, vốn làm ăn, tạo điều kiện để nhiều gia đình sớm thoát nghèo.

Để người nghèo có thêm động lực trong quá trình lập nghiệp, thời gian qua, các cấp, các ngành ở Hải Dương còn tích cực trao sinh kế, hỗ trợ người nghèo những điều kiện cần thiết để mưu sinh. Đã có một số doanh nghiệp, công ty luôn mở rộng cửa đón nhiều lao động có hoàn cảnh khó khăn đến làm việc, giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo bền vững.

l_hd_nhieu-lao-dong-ngheo-duoc-vao-lam-viec-tai-....png
Nhiều người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn ở Hải Dương được nhận vào làm việc tại một số doanh nghiệp. Ảnh: TS

Theo Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương, từ tháng 01/2021 đến tháng 7/2023, toàn tỉnh có hơn 66.000 lượt hộ nghèo được vay vốn, giúp hơn 9.000 hộ thoát nghèo; hơn 9.000 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được tư vấn, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm để ổn định cuộc sống.

Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2023, các địa phương trong tỉnh đồng loạt tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo, thông qua đó nắm rõ hoàn cảnh của từng gia đình, có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025, thời gian tới, có 16 mô hình giảm nghèo sẽ đồng loạt được triển khai ở nhiều địa phương của tỉnh. Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân tập trung triển khai các mô hình mới, cách làm hay, hướng dẫn, hỗ trợ người nghèo tăng năng lực sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giảm nghèo bền vững.

Để giúp đỡ người nghèo hiệu quả, tỉnh xác định rõ hộ nghèo cần gì để các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và các tổ chức, đoàn thể cùng toàn xã hội chung tay, giúp sức.

Năm 2023, Hải Dương đặt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,6%. Để đạt mục tiêu này, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị tăng cường vận động ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo"; tập huấn chuyển giao khoa học, tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi cho khoảng 700 lượt người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo. Xây dựng mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo theo chương trình khuyến nông, giúp hộ nghèo, hộ khó khăn thoát nghèo bền vững và từng bước vươn lên làm giàu./.

Cùng chuyên mục
  • Xuất khẩu dệt may: Đan xen thuận lợi, khó khăn
    11 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, sức mua sụt giảm đáng kể khiến tiêu thụ dệt may thế giới gặp nhiều khó khăn. Nhiều nền kinh tế chậm phục hồi, trong khi căng thẳng địa chính trị vẫn tồn tại, lạm phát cao, thị trường tài chính bất ổn… đã ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
  • Lạm phát sẽ được kiểm soát dưới 4%?
    11 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Đến thời điểm này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, lạm phát năm 2023 có thể được kiểm soát dưới ngưỡng Quốc hội cho phép là 4,5%, tạo đà cho kiểm soát lạm phát năm 2024.
  • Làm gì để “thúc” giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng?
    11 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Sau hơn nửa năm triển khai, đến nay, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NƠXH) mới chỉ giải ngân được một phần rất nhỏ, do còn vướng nhiều rào cản. Điều này đòi hỏi cần có những giải pháp quyết liệt, hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói tín dụng này, góp phần thúc đẩy phân khúc NƠXH phát triển, cũng như hỗ trợ đối tượng người thu nhập thấp có cơ hội hiện thực hóa ước mơ an cư.
  • Sửa quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí
    11 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 82/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí.
  • Sử dụng công nghệ và khai thác dữ liệu để Hà Nội trở thành thành phố thông minh
    11 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Hà Nội xác định, để tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh cần phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, nhân lực số, bảo đảm an toàn thông tin...
Hải Dương: Hỗ trợ người nghèo quyết tâm vượt khó, thoát nghèo bền vững