Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Anh sẽ có hiệu lực từ đêm 31/12

(BKTO) - Vào lúc 21 giờ, ngày 29/12/2020, theo giờ Việt Nam, Hiệp định UKVFTA đã được đại diện ủy quyền (Đại sứ) của Chính phủ hai nước chính thức ký kết tại Luân Đôn, Vương quốc Anh.




Việt Nam và Anh đang gấp rút hoàn thành các thủ tục, đảm bảo UKVFTA có thể thực hiện ngay từ 23 giờ ngày 31/12/2020. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Ngày 11/12/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại quốc tế Elizabeth Truss đã ký Biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) tạo cơ sở để 2 nước tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để ký kết chính thức.

Vào lúc 21 giờ, ngày hôm nay (29/12/2020), theo giờ Việt Nam, Hiệp định UKVFTA đã được đại diện ủy quyền (Đại sứ) của Chính phủ hai nước chính thức ký kết tại Luân Đôn, Vương quốc Anh.

Việc ủy quyền cho Đại sứ hai nước trực tiếp ký tại Anh là bởi bối cảnh dịch bệnh COVID-19, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh đã không thể trực tiếp có mặt và thực hiện ký kết theo thông lệ.

Theo đại diện Bộ Công Thương, hiệp định UKVFTA được đàm phán dựa trên nguyên tắc kế thừa các cam kết đã có trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) với những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo phù hợp với khuôn khổ thương mại song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UK).

Hiệp định gồm 9 điều khoản; 01 Phụ lục sửa đổi một số điều của lời văn EVFTA; 01 Nghị định thư và 01 thư song phương trao đổi giữa Việt Nam và Vương quốc Anh.

Về cơ bản, các nội dung thuộc diện điều chỉnh của Hiệp định UKVFTA cũng tương tự như Hiệp định EVFTA, gồm: Thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, và pháp lý-thể chế.

Hiện nay, hai bên đang gấp rút hoàn thành các thủ tục trong nước phù hợp với quy định của pháp luật mỗi bên, đảm bảo việc có thể thực hiện ngay Hiệp định từ 23 giờ ngày 31/12/2020.
Anh là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực châu Âu. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Trong bối cảnh Vương quốc Anh đã chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu và giai đoạn chuyển tiếp chuẩn bị kết thúc (ngày 31/12/2020), việc ký kết Hiệp định UKVFTA sẽ đảm bảo thương mại song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh không bị gián đoạn sau khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp.

Bên cạnh đó, với nền tảng là kế thừa Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA cũng sẽ tạo khuôn khổ hợp tác kinh tế - thương mại toàn diện, lâu dài, ổn định giữa Việt Nam và Vương quốc Anh, từ đó tạo động lực cho việc tăng cường và làm sâu sắc quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai bên, đặc biệt trong bối cảnh hai bên vừa gia hạn việc duy trì quan hệ song phương ở cấp độ đối tác chiến lược.

Kể từ khi có hiệu lực, EVFTA đã trở thành cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Từ tháng 8/2020, mặc dù diễn biến dịch bệnh tại EU và các nước trên thế giới rất phức tạp, nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn liên tục ghi nhận mức tăng cao.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU các tháng 8, 9, 10/2020 lần lượt đạt 3,25 tỷ USD, 3,07 tỷ USD và 3,3 tỷ USD, tăng 4,2%, 8,7% và 6,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính từ ngày 1/8 đến ngày 18/12/2020, các cơ quan, tổ chức được uỷ quyển cấp chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu EUR.1 đã cấp hơn 62.493 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 2,35 tỷ USD đi các nước EU.

Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ với trị giá gần 6 triệu USD được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA.

Với UKVFTA, các lợi ích trong mối quan hệ thương mại hiện có của hai bên tại Hiệp định EVFTA được duy trì. Hiệp định song phương này là sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nước đối với việc phát triển các lĩnh vực thương mại chủ chốt.

Hiệp định UKVFTA không chỉ tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, mà còn tích hợp nhiều yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn như hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững./.

Theovietnamplus.vn
Cùng chuyên mục
  • Chỉ số chứng khoán Nikkei 225 chạm mức cao nhất của 30 năm
    3 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Theo đà đi lên của phần lớn thị trường châu Á, tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 tăng 2,7% lên 27.568,15 điểm, mức cao nhất ghi nhận được từ tháng 8/1990. Ở thị trường trong nước chiều 29/12, sau sự hứng khởi ở đầu phiên, nhiều nhà đầu tư đã quyết định bán ra khiến VN-Index thoái lui về dưới 1.100 điểm.
  • IMF: Kinh tế Việt Nam, Indonesia và Malaysia phục hồi hoàn toàn vào năm 2021
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo dự báo của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), sáu nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á dự kiến ​​sẽ đối mặt với các con đường tài khóa khác nhau vào năm 2021. Việt Nam, Indonesia và Malaysia sẽ tăng trưởng vượt so với mức trước đại dịch Covid-19, trong khi Singapore, Philippines và Thái Lan tiếp tục phải vật lộn để hồi phục nền kinh tế.
  • Đốc thúc giải ngân vốn vay nước ngoài
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Chỉ còn vài tuần nữa là kết thúc năm 2020 nhưng việc giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vẫn chưa đạt 50% kế hoạch. Trước thực trạng này, Bộ Tài chính liên tiếp tổ chức hội nghị với các Bộ, ngành, địa phương, các nhà tài trợ nước ngoài để bàn giải pháp thúc đẩy giải ngân.
  • Ứng dụng công nghệ để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Giai đoạn 2016-2020, tình hình trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đã được kiềm chế, tai nạn giao thông (TNGT) giảm sâu cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương so với giai đoạn 2011-2015. Dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng, TNGT và vi phạm trật tự, ATGT vẫn ở mức cao, do đó, thời gian tới cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN) nhằm nắm rõ thực trạng ATGT, từ đó hoạch định chính sách phù hợp để tiếp tục kéo giảm TNGT xuống mức thấp nhất.
  • Xây dựng ngành công nghiệp tái chế rác thải điện tử:  Việt Nam cần có lộ trình
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Những năm gần đây, nhu cầu lớn về thay đổi thiết bị điện, điện tử dẫn đến phát sinh lượng rác thải điện tử với tốc độ gia tăng nhanh chóng. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, Việt Nam cần có lộ trình để xây dựng, hoàn thiện và phát triển lĩnh vực tái chế rác thải điện tử.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Anh sẽ có hiệu lực từ đêm 31/12