Hoàn thiện pháp luật kiểm toán nhà nước nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam

THUỲ ANH – NGUYỄN LỘC | 21/09/2023 21:09

(BKTO) - Đó là Đề tài khoa học và công nghệ cấp Quốc gia của Kiểm toán nhà nước (KTNN) do Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn làm Chủ nhiệm.

dsc_8831.jpg
GS.TS. Đoàn Xuân Tiên - Nguyên Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, Thành viên chính Ban đề tài báo cáo kết quả
nghiên cứu. Ảnh: Nguyễn Lộc

Đề tài được Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp quốc gia nhất trí nghiệm thu và xếp loại Xuất sắc vào chiều 21/9, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ.

GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân làm Chủ tịch hội đồng nghiệm thu.

Tham dự buổi nghiệm thu có TS. Hà Thị Mỹ Dung - Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; GS.TS. Đoàn Xuân Tiên - Nguyên Phó Tổng Kiểm toán nhà nước cùng các thành viên trong ban đề tài.

Tại cuộc nghiệm thu, GS.TS. Đoàn Xuân Tiên - đại diện ban đề tài - cho biết, KTNN là một cơ quan công quyền, có vị trí là cơ quan ngoại kiểm đối với các tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; trong đó có nhiệm vụ quan trọng là thực hiện hoạt động kiểm toán để góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí (TNTCLP).

Một trong những nhiệm vụ của KTNN từ khi thành lập đến nay là thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công (TCTSC) để góp phần phòng, chống TNTCLP.

GS.TS. Đoàn Xuân Tiên nhấn mạnh: Trong quá trình phát triển và hoạt động, KTNN Việt Nam ngoài việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chung trong kiểm toán việc quản lý, sử dụng TCTSC đã ngày càng chú trọng đến việc tham gia, phát huy vai trò của KTNN đối với phòng, chống TNTCLP thông qua việc không ngừng hoàn thiện pháp luật, các phương pháp nghiệp vụ kiểm toán, không ngừng nâng cao năng lực công nghệ và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nhà nước.

Mặc dù KTNN đã có những đóng góp nhất định trong phòng, chống TNTCLP, song kết quả còn nhiều hạn chế.

Trước những yêu cầu ngày càng cao của Đảng, Nhà nước đối với KTNN trong công cuộc phòng, chống TNTCLP, đòi hỏi KTNN phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện một cách hệ thống, toàn diện cả về mặt pháp luật và hoạt động thực tiễn về vị trí, chức năng của KTNN; về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của KTNN; về tổ chức hoạt động và phương pháp, công nghệ kiểm toán… đối với phòng, chống TNTCLP. Từ đó, tiếp tục đổi mới, phát triển tổ chức, hoạt động kiểm toán của KTNN để phát huy ngày càng đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả đối với phòng, chống TNTCLP với vị thế là một công cụ kiểm tra, kiểm soát mạnh và hữu hiệu của Đảng và Nhà nước.

Đó là cơ sở của Đề tài khoa học và công nghệ cấp Quốc gia: “Hoàn thiện pháp luật kiểm toán nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam” - GS.TS. Đoàn Xuân Tiên cho biết.

Đề tài gồm 4 chương đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của KTNN trong phòng, chống TNTCLP; tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả của hoạt động KTNN trong phòng, chống TNTCLP; đánh giá thực trạng pháp luật KTNN; kết quả thực thi pháp luật và hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán của KTNN trong phòng, chống TNTCLP ở Việt Nam…

Đề tài đã đề xuất 7 nhóm quan điểm, định hướng hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật KTNN nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống TNTCLP ở Việt Nam và 8 nhóm giải pháp để thực hiện 7 nhóm định hướng nói trên.

Việc nghiên cứu thành công Đề tài sẽ góp phần phát triển lý luận và hoàn thiện pháp luật KTNN đối với phòng, chống TNTCLP và đặc biệt, Đề tài có giá trị thực tiễn trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán của KTNN đối với phòng, chống TNTCLP ở Việt Nam.

Chủ tịch hội đồng nghiệm thu cùng các thành viên Hội đồng đánh giá: Đề tài nghiên cứu công phu, kỹ lưỡng, đáp ứng  yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn. Đặc biệt, trên cơ sở nghiên cứu, phát triển về lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực trạng của Việt Nam, KTNN đã đề xuất nhiều giải pháp hoàn thiện pháp luật KTNN góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống TNTCLP.

Để Đề tài hoàn thiện hơn nữa, Hội đồng nghiệm thu đề nghị Ban đề tài gắn các đề xuất với thực tiễn hoạt động kiểm toán để các đề xuất có tính thuyết phục và tính khả thi cao hơn.

Đề tài đã được 9/9 thành viên Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp quốc gia nhất trí nghiệm thu, xếp loại Xuất Sắc.

dsc_9071.jpg
TS. Hà Thị Mỹ Dung - Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, Thành viên chính của Ban đề tài phát biểu tại buổi nghiệm thu. Ảnh: Nguyễn Lộc

Phát biểu tại buổi nghiệm thu, TS. Hà Thị Mỹ Dung - Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, thành viên chính của Ban Đề tài  trân trọng cảm ơn những những ý phát biểu của các thành viên Hội đồng nghiệm thu. Ban đề tài xin tiếp thu các ý kiến góp ý để Đề tài hoàn thiện hơn.

 Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung cho rằng, việc hoàn thiện Đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán của KTNN đối với phòng, chống TNTCLP ở Việt Nam, đồng thời góp phần thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới./.

Cùng chuyên mục
  • Kiểm toán nhà nước đồng hành cùng địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Đây là nhấn mạnh của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Bùi Quốc Dũng tại Hội nghị công bố Quyết định kiểm toán Báo cáo quyết toán (BCQT) ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2022 của tỉnh Thái Bình và Kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư các dự án đường bộ ven biển Việt Nam qua địa bàn tỉnh Thái Bình, diễn ra chiều 21/9.
  • KTNN Việt Nam: Thành viên tích cực của Ban điều hành ASOSAI
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Ngày 21/9, Đoàn công tác của Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam do Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh dẫn đầu đã tham dự cuộc họp Ban Điều hành (BĐH) Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 59, được tổ chức tại TP. Busan (Hàn Quốc).
  • Nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán chuyên đề
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Kiểm toán nhà nước (KTNN) ngày càng chú trọng đến kiểm toán chuyên đề (KTCĐ), đặc biệt là các chuyên đề gắn với những vấn đề “nóng”, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội của đất nước. Thực tế này cũng yêu cầu KTNN phải nhận diện rõ đặc trưng của KTCĐ, tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao chất lượng kiểm toán.
  • Nâng cao chất lượng kiểm toán mua sắm và quản lý tài sản nhà nước
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Các kiến nghị kiểm toán góp phần giúp các Bộ, ngành, địa phương chấn chỉnh sai sót, hạn chế trong hoạt động mua sắm tài sản công (TSC), đồng thời hoàn thiện các quy định pháp lý trong mua sắm và quản lý TSC.
  • Bài cuối: Kỳ vọng từ Phiên giải trình
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Lần đầu tiên, Phiên giải trình về tình hình thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (KTNN) được tổ chức, song kết quả từ Phiên giải trình đã mang lại hiệu ứng tích cực, tác động mạnh mẽ đến các cơ quan, Bộ, ngành, địa phương. Đây vừa là động lực, đồng thời cũng mở ra kỳ vọng thúc đẩy việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới.
Hoàn thiện pháp luật kiểm toán nhà nước nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam