Hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế tư nhân

(BKTO) - Sáng 8/4, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Kinh tế và Tài chính tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia về hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế tư nhân. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Tọa đàm.

202504081139543068_z61_9832.jpg
Quang cảnh Tọa đàm. Ảnh: quochoi.vn

Khai mạc Tọa đàm, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi nêu rõ, Tọa đàm được tổ chức để lắng nghe ý kiến của các cơ quan liên quan, các chuyên gia về chủ đề rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay là đặt đúng vị trí, giải phóng hết tiềm năng nhằm phát huy tối đa vai trò của kinh tế tư nhân, đóng góp xứng đáng vào kinh tế quốc gia thời kỳ vươn mình hội nhập.

Nội dung của Tọa đàm tập trung vào đánh giá thực trạng, vai trò, đóng góp của kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế; phân tích những khó khăn, vướng mắc, rào cản đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân; đề xuất các giải pháp đột phá tháo gỡ vướng mắc, rào cản; khuyến nghị chính sách hỗ trợ, khơi thông nguồn lực để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.

Tại tọa đàm, các đại biểu nhấn mạnh vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế, trong đó, khu vực này đóng góp 50% GDP, gần 60% tổng đầu tư xã hội, khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu, chiếm 82% tổng số lao động; hoạt động trong tất cả các ngành nghề của nền kinh tế, kể cả những ngành theo tư duy truyền thống là dành riêng cho doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến chỉ ra, mặc dù là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế song khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn hạn chế về quy mô, tiềm lực, nguồn nhân lực. Phần lớn các doanh nghiệp vẫn có quy mô nhỏ và gặp khó khăn trong việc phát triển quy mô lớn, nhất là tiếp cận các nguồn lực như vốn tín dụng, đất đai, tài nguyên, nhân lực chất lượng cao; chưa phát triển mạnh trong xuất khẩu; liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa vẫn còn yếu. Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ còn thiếu đồng bộ...

Các đại biểu kiến nghị, cần cải cách thể chế và chính sách, tăng cường hỗ trợ và có ưu đãi vượt trội khuyến khích phát triển hộ kinh doanh, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng khung khổ pháp lý tạo kênh huy động và tiếp cận vốn đầu tư trung và dài hạn (ngoài tín dụng), tiếp cận đất đai, nghiên cứu phát triển và công nghệ cho doanh nghiệp tư nhân...

202504081139541349_z61_9244.jpg
Các đại biểu tham dự Tọa đàm. Ảnh: quochoi.vn

Phát biểu chỉ đạo tại Tọa đàm, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đã phối hợp với Bộ Tài chính để chuẩn bị từ sớm từ xa giúp Chính phủ, Quốc hội tham mưu Bộ Chính trị trong quá trình chuẩn bị xây dựng một nghị quyết rất quan trọng về phát triển kinh tế tư nhân. Căn cứ vào chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội sẽ tiếp tục thể chế hóa nghị quyết này.

Đồng thời, Phó Chủ tịch Quốc hội ghi nhận những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu tại Tọa đàm đã giúp hai cơ quan có thể tiếp thu, phục vụ việc hoàn thiện Đề án về phát triển kinh tế tư nhân.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Nghị quyết số 57-NQ/TW đã được ban hành, phát triển kinh tế tư nhân lại càng quan trọng hơn. Đặc biệt, thời gian qua, trước những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cũng đặt ra yêu cầu các phương thức, cách thức để phát triển kinh tế phải thay đổi để đáp ứng và phù hợp với tình hình thực tiễn. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy cũng là một trong những động lực quan trọng trong quá trình xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân.

Dẫn quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết gần đây, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Tổng Bí thư đã nêu rõ, phải xác định tầm nhìn, sứ mệnh của kinh tế tư nhân sẽ là lực lượng tiên phong trong thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giúp đất nước nâng sức cạnh tranh để tham gia vào sự đổi mới năng động và hội nhập. Để phát triển một nền kinh tế thịnh vượng, độc lập, tự chủ, tự cường thì phải dựa vào chính nội lực của nền kinh tế là kinh tế tư nhân.

Nhấn mạnh các ý kiến tại Tọa đàm đã chỉ ra những mặt hạn chế trong phát triển kinh tế tư nhân, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Kinh tế và Tài chính phối hợp cùng Bộ Tài chính làm rõ nguyên nhân nào là căn bản, cốt lõi để tham mưu cơ quan có thẩm quyền, hoàn thiện Đề án về phát triển kinh tế tư nhân.

Cùng chuyên mục
  • Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân gồm những gì?
    6 ngày trước Tài chính
    (BKTO) - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2025/NĐ-CP quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
  • 7 nhiệm vụ để đạt mục tiêu về phát triển khoa học, công nghệ
    6 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Để đạt được mục tiêu Nghị quyết số 57-NQ/TW đề ra, Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện 7 nhiệm vụ.
  • ADB đưa ra dự báo thận trọng về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
    6 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Chính phủ mới đây vẫn tiếp tục thể hiện sự kiên định không thay đổi mục tiêu tăng tưởng kinh tế 8%. Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lại đưa ra dự báo tăng trưởng GDP có phần thận trọng với mức 6,6% trong năm 2025 và 6,5% trong năm 2026.
  • Cao Bằng: Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị
    6 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Là tỉnh miền núi có địa hình chia cắt, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, việc giảm nghèo bền vững đặt ra không ít thách thức đối với cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Xác định giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ chính trị, tỉnh Cao Bằng triển khai nhiều giải pháp thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững và đã đạt nhiều kết quả tích cực.
  • Nam Định: Hơn 2.500 tỷ đồng đầu tư xây dựng 2 khu công nghiệp
    6 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nam Định vừa ban hành các Quyết định số 881/QĐ-UBND và 882/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án khu công nghiệp (KCN) Minh Châu (giai đoạn 1) và Xuân Kiên (giai đoạn 1).
Hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế tư nhân