HTX nông nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

(BKTO) - Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn từng khẳng định: “Muốn kinh tế hộtiến lên sản xuất hàng hóa, sẽ không thể không có hợp tác xã (HTX). Kinh tếcàng phát triển, HTX càng phát triển”. Ý kiến của nguyên Phó Thủ tướng đã chothấy vai trò quan trọng của HTX trong sự phát triển của ngành nông nghiệp nướcta. Không những vậy, ở các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới, vị trícủa HTX cũng không thể thay thế.




HTX nông nghiệp dịch vụ Công Bằng Ea Kiết liên kết với DN thực hiện chương trình phát triển cà phê bền vững. Ảnh: T.S
HTX nông nghiệp khẳng định vai trò

Vừa qua, trong bài tham luận “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Đâu là nút thắt của các nút thắt?” gửi đến Diễn đàn DN với nông thôn mới ông Trần Văn Việt - Chuyên viên Ban Kinh tế T.Ư cho biết, ở các nước có nền kinh tế phát triển thì loại hình HTX phát triển rất mạnh. Ở Hà Lan, HTX nông nghiệp có lịch sử hơn 100 năm phát triển và có vị trí quan trọng đối với lĩnh vực cung cấp sản phẩm nông nghiệp cho xã hội. HTX đã cung cấp 100% lượng sản phẩm bột khoai tây trên thị trường, 94% sản phẩm bơ, 92% pho mát, 90% thức ăn gia súc, 87% sữa... Các HTX ở Hà Lan luôn cố gắng tự giải quyết mọi khó khăn, chủ động về vốn, các dịch vụ kỹ thuật và được quản lý theo nguyên tắc “phiếu bầu” - đóng góp nhiều cho HTX thì được quyền bầu cử, tạo tính công bằng và cạnh tranh. Ở Nhật Bản, đa số nông trại đều tham gia HTX. Phong trào HTX đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc theo hệ thống “hình cây”.

Nhờ tổ chức HTX, Nhà nước có thể dễ dàng thực hiện các chương trình hỗ trợ cho người nông dân; đồng thời, hộ nông dân gửi sản phẩm cho HTX bán và được thanh toán qua tài khoản. Ở Đức, cách quản lý HTX rất linh hoạt nên dù hơn 90% trang trại có diện tích đất dưới 50ha (giống Việt Nam) nhưng tỉ lệ đóng góp cho nền kinh tế rất cao, đưa Đức trở thành nước đứng thứ 3 thế giới về phát triển nông nghiệp (sau Hà Lan và Mỹ)… Còn ở Mỹ, hệ thống các HTX nông nghiệp đã hình thành trên 100 năm và trở nên rất cần thiết đối với các chủ trang trại. Trong suốt lịch sử phát triển của HTX, tính tự nguyện của các nông trại có vai trò rất lớn đối với nền nông nghiệp nước này. Ở Ấn Độ, người dân coi HTX là nơi tiếp cận mọi dịch vụ, từ kỹ thuật đến đầu tư và tín dụng.

Có thể thấy, HTX ở các nước trên thế giới rất đa dạng, có lịch sử phát triển lâu dài, song tựu trung lại đều có các đặc điểm chung là đề cao tính tự nguyện, chiếm giữ vị trí quyết định trong sản xuất và lưu thông sản phẩm nông nghiệp.

Hình thành các HTX kiểu mới

Tại Việt Nam, theo thống kê của các cơ quan chức năng, hiện chỉ có khoảng 10% số HTX nông nghiệp làm ăn đạt hiệu quả tốt, khoảng 60-70% số HTX hoạt động cầm chừng, không hiệu quả, số còn lại đã phải ngừng hoạt động. Chỉ có khoảng 9% HTX thực hiện tiêu thụ sản phẩm của xã viên. Như vậy, mô hình HTX hiện nay không thể đóng vai trò dẫn dắt nông nghiệp Việt Nam đi lên trong thời kỳ cạnh tranh toàn cầu.

Để phát triển HTX trong thời gian tới, ông Trần Văn Việt cho rằng, Chính phủ cần xem xét, sắp xếp lại hệ thống HTX hiện hành, hình thành các HTX kiểu mới. Các HTX trong tương lai cần đảm bảo các yếu tố: không áp đặt, có tính cạnh tranh, tính ràng buộc. Không áp đặt bởi HTX mặc dù cũng giống như loại hình tổ chức kinh tế khác, nhưng là của nông dân, do nông dân tự thấy cần phải thành lập để phục vụ cho chính họ. Điều này khắc phục thực tế HTX ở nước ta lâu nay do chính quyền thành lập. Đồng thời, HTX phải đảm bảo tính cạnh tranh. Muốn vậy, HTX phải hoạt động như một DN trong cơ chế thị trường, tự hạch toán, tự chịu trách nhiệm. Theo ông Việt, Chính phủ nên tổ chức làm thí điểm một số mô hình rải khắp đất nước, trên tinh thần Nhà nước hỗ trợ thành lập. Trong đó, nhân sự ban quản trị HTX kiểu mới phải do xã viên bầu từ những hộ thành viên có tỷ trọng sản xuất lớn, nhằm đảm bảo tính trách nhiệm trong điều hành HTX. Sau khi thí điểm, nếu thành công sẽ tiến hành nhân rộng trên cả nước.

Chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo quốc tế “HTX và các tổ chức kinh tế hợp tác khác trong lĩnh vực nông nghiệp” mới đây, ông Nguyễn Văn Phúc - Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX nông nghiệp dịch vụ Công Bằng Ea Kiết (huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắc) cho biết, khi HTX liên kết với DN thực hiện chương trình liên kết cà phê bền vững từ khâu hướng dẫn bà con sản xuất, thu hoạch, chế biến và bao tiêu sản phẩm, đến nay thương hiệu cà phê Ea Kiết đã bước vào thị trường thế giới. Ngoài ra, DN còn đứng ra tiêu thụ, hỗ trợ HTX nâng cao chất lượng đầu ra, hỗ trợ nghiệp vụ trong kinh doanh. Nhờ đó, đời sống của xã viên dần được nâng lên, giá bán cà phê cao hơn so với thị trường từ 1,5 triệu đồng đến 2,2 triệu đồng/tấn.

Thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm với DN, HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Tiến (tỉnh Đồng Tháp) cũng đang dần tháo gỡ được khó khăn, mở thêm các loại hình dịch vụ và tạo thêm công ăn việc làm, giúp người lao động có thu nhập ổn định. Qua báo cáo của HTX cho thấy, trước đây, hoạt động sản xuất của các thành viên HTX chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm, một số ít diện tích áp dụng theo quy trình VietGap nhưng phương thức còn manh mún và không nắm bắt được nhu cầu thị trường trong tiêu thụ nông sản. Từ năm 2012, HTX tiến hành sản xuất theo chuỗi giá trị và liên kết với một DN theo quy trình sản xuất hiện đại. DN đã tích cực cùng HTX xây dựng vùng nguyên liệu và liên kết tiêu thụ, nhờ đó nông sản đã được tiếp cận thị trường. Việc này cũng góp phần tạo đà cho người dân đẩy mạnh sản xuất, phát triển cạnh tranh.

Như vậy, HTX kiểu mới sẽ tạo ra động lực kép, mạnh mẽ để tiến tới bước đột phá trong phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay, vì nó vừa duy trì sự quan tâm, nỗ lực, sáng tạo cao nhất của từng hộ nông dân, vừa phát huy mạnh mẽ các liên kết với DN và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của hội nhập quốc tế về thương mại.

THANH TÙNG
Cùng chuyên mục
  • Thúc đẩy cạnh tranh công bằng
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Sửa đổi Luật Cạnh tranh (2004) trong đó bổ sung, làm rõ thêm những quyđịnh về chống độc quyền, đồng thời nâng cấp vai trò của cơ quan quản lý, giámsát cạnh tranh là những khuyến nghị quan trọng được đưa ra tại Hội thảo “Thể chếquản lý và thực thi các quy định thúc đẩy cạnh tranh công bằng: Kinh nghiệm quốctế và bài học đối với Việt Nam” do Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương(CIEM) tổ chức ngày 1/6 vừa qua.
  • Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,bên cạnh những cơ hội mới, Việt Namcũng phải đối diện với những khó khăn liên quan đến tranh chấp kinh doanhthương mại ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, đội ngũ luật sư đủ tiêu chuẩn để thamgia đàm phán, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế (TCTMQT) được cho làchưa đáp ứng thực tiễn và yêu cầu hội nhập.
  • Nợ công vẫn an toàn nhưng cơ cấu nợ chưa bền vững
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo nhận định của Bộ Tài chính, mặc dù nợcông vẫn nằm trong giới hạn an toàn nhưng cơ cấu nợ chưa thực sự bền vững; việchuy động, sử dụng vốn vay còn dàn trải, chưa gắn kết chặt chẽ với các hạn mức nợcông... Hiện Bộ Tài chính cùng các Bộ, ngành đã và đang thực hiện nhiều giảipháp để bảo đảm nợ công phải thực sự bền vững theo đúng tinh thần chỉ đạo củaThủ tướng Chính phủ là quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới;tính đúng, tính đủ nợ công theo quy định…
  • Xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt: Yêu cầu cấp thiết
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Trong điềukiện nguồn NSNN còn hạn hẹp, việc đầu tư kết cấu hạ tầng (KCHT) giao thông nóichung, lĩnh vực đường sắt nói riêng, đang hết sức khó khăn. Do đó, Bộ Giaothông - Vận tải (GTVT) kêu gọi mọi nguồn lực xã hội đầu tư vào KCHT đường sắtvới nhiều giải pháp phù hợp để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
  • Việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tạo việc làm và giải quyết việc làm là một trong nhữngđịnh hướng chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với cácnước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Những năm qua, Đảngvà Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo việc làm và giải quyết việclàm gắn liền mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên, hầu hết các chính sách được banhành đều nhằm hỗ trợ tạo việc làm, tìm kiếm và giải quyết việc làm cho tất cảcác đối tượng người lao động và người sử dụng lao động chứ chưa có một văn bảnquy phạm pháp luật điều chỉnh riêng cho đối tượng là sinh viên tốt nghiệp cáctrình độ đào tạo.
HTX nông nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam