Hưng Yên: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp quý I năm 2023 tăng 7,01% so với cùng kỳ năm trước

(BKTO) - Với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cùng cơ chế thu hút đầu tư cởi mở và điều hành linh hoạt của địa phương, quý I năm nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã nhanh chóng ổn định và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng cao. Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh, trong quý I năm 2023, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh Hưng Yên tăng 7,01% so với cùng kỳ năm trước.

khu-cong-nghiep-nam-ngay-canh-duong-quoc-lo-5-ha-noi-hai-phong-.-voi-mot-vi-tri-dia-ly-thuan-loi-noi-day-vo-cung-co-loi-trong-giao-thuong-cung-nhu-la-xuat-nhap-khau-ha.jpg
Khu công nghiệp Phố Nối A Hưng Yên nằm ngay cạnh đường quốc lộ 5 (Hà Nội – Hải Phòng) có vị trí địa lý thuận lợi trong giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa. Ảnh sưu tầm

Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh, trong quý I năm 2023, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh Hưng Yên tăng 7,01% so với cùng kỳ năm trước. Các lĩnh vực có sự tăng trưởng khá là sản xuất trang phục tăng 25,42% so với cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,27%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 10,11%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 13,31%.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến động tiêu cực, nhu cầu tiêu dùng giảm, chi phí nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào, vận tải tăng, các doanh nghiệp may mặc của tỉnh đã nhanh chóng cơ cấu lại sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới ngay trong các thị trường truyền thống và tăng cường xúc tiến thương mại ở những thị trường mới; thận trọng, dự báo sát thị trường và có giải pháp tối ưu để duy trì sản xuất.

Theo nhận định của các cơ quan chuyên môn, bên cạnh những yếu tố thuận lợi về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng và sự điều hành khoa học, linh hoạt của chính quyền các cấp thì sản xuất công nghiệp còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới, nhất là thị trường quốc tế có nhiều diễn biến không thuận lợi. Chính phủ, các bộ, ngành trung ương cần quan tâm giúp các địa phương thu hút đầu tư, giới thiệu các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đến tìm hiểu, đầu tư vào địa bàn.

Để ngành công nghiệp phát triển ổn định, ngành Công Thương tập trung rà soát, đề xuất điều chỉnh, xây dựng mới các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư như: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp; phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại, điện nông thôn; hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, tiếp tục cải cách hành chính, bảo đảm công khai và giải quyết nhanh gọn các thủ tục liên quan đến cấp phép cho nhà đầu tư tạo môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng, thống nhất vì sự phát triển chung.

Các cấp chính quyền và cơ quan chuyên môn cần tiếp tục tăng cường đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm tiến độ thực hiện các dự án, nhất là các dự án công trình trọng điểm; triển khai rà soát tình hình sản xuất các ngành: May mặc, sản xuất kim loại, cơ khí, các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

Tiếp tục phối hợp triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh đối với sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại, góp phần khuyến khích, hỗ trợ đầu tư và phát triển sản xuất, nhất là các ngành nghề mới, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, sản xuất các sản phẩm mũi nhọn có tiềm năng, lợi thế của địa phương./.

Cùng chuyên mục
  • Thúc đẩy hợp tác xã phát triển: Cần động lực, cơ chế mới
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Những năm qua, kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) đã có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, quy mô HTX còn khá khiêm tốn. Theo đó, Luật HTX (sửa đổi) cần quy định rõ các động lực, các cơ chế chính sách mới để thúc đẩy HTX phát triển.
  • Quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 50/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023.
  • Bình Thuận: Giảm doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đăng ký tăng trong Quý I/2023
    một năm trước Địa phương
    Theo số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, Quý I/2023, toàn tỉnh có 134 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 18,29% so với cùng kỳ năm trước. Tuy số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm nhưng tổng số vốn đăng ký tăng 22,07% so với cùng kỳ năm trước (1.571,61 tỷ đồng).
  • Phê duyệt tổng doanh thu năm 2023 của VNR là 6.505 tỷ đồng
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2023 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLV) phê duyệt, tổng doanh thu năm 2023 của VNR là 6.505 tỷ đồng, đã bao gồm doanh thu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
  • Phát triển kinh tế số để nâng cao sức cạnh tranh
    một năm trước Kinh tế
    Phát triển kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ, với yếu tố con người là trọng tâm chính là định hướng phát triển đúng đắn được Đảng, Nhà nước chú trọng thực hiện. Bên cạnh những kết quả tích cực, việc phát triển kinh tế số (KTS) ở nước ta còn bộc lộ không ít thách thức cần giải quyết để phát huy tối đa hiệu quả của các nguồn lực. TS. Trần Quý - Viện trưởng Viện Phát triển kinh tế số Việt Nam -đã trao đổi với Báo Kiểm toán để làm rõ thêm về vấn đề này.
Hưng Yên: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp quý I năm 2023 tăng 7,01% so với cùng kỳ năm trước