Kế toán quản trị: Công cụ cần thiết trong quản lý, điều hành DN

(BKTO) - Kế toán quản trị (KTQT) là mộtbộ phận cấu thành không thể thiếu trong hệ thống kế toán của DN, phục vụ choquản trị DN. Tuy nhiên, việc áp dụng KTQT tại các DN ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạnchế. Bởi vậy, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề đặt ralà: Làm thế nào để KTQT ngày càng được vận dụng nhiều hơn vào thực tiễn và trởthành công cụ hữu hiệu, cần thiết cho các nhà quản trị DN?



KTQT chưa được chú trọng

Thực tiễn đã chứng minh vai trò quan trọng, cần thiết của KTQT đối với DN. KTQT mang lại những thông tin hữu ích, cùng với các thông tin chức năng khác tạo nên một hệ thống thông tin thống nhất, đồng bộ, hoàn chỉnh, phục vụ cho yêu cầu quản trị DN. Chính bởi vậy, Luật Kế toán 2003 và Luật Kế toán (sửa đổi) 2015 đã có những quy định về KTQT. Để hướng dẫn thực hiện KTQT trong DN, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 53/2006//TT-BTC. Đây là những văn pháp lý quan trọng, tạo thuận lợi cho việc áp dụng KTQT trong các DN.

Nhiều DN còn lúng túng khi lựa chọn mô hình tổ chức KTQT. Ảnh: TS
Tuy nhiên, qua khảo sát và nhận định của các chuyên gia, việc thực hiện KTQT trong các DN vẫn chưa được chú trọng, nhất là ở những DN có quy mô nhỏ. Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Trần Ngọc Hùng (Đại học Kinh tế TP.HCM) chỉ rõ: Trong số 104 DN nhỏ và vừa Việt Nam xác nhận không vận dụng KTQT tại DN thì loại hình DN quy mô siêu nhỏ chiếm đến 63,5% (tương ứng với 66 DN), kế tiếp là DN nhỏ với tỷ lệ 26% (tương ứng với 27 DN), còn lại là DN vừa.

Tại Hội thảo: “KTQT - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” do Hiệp hội KTQT công chứng Anh quốc (CIMA) cùng với Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) tổ chức mới đây, PGS.TS Đặng Văn Thanh- Chủ tịch VAA, cũng thừa nhận: Việc áp dụng KTQT trong các DN ở Việt Nam chưa thực sự phổ biến. Nhiều DN còn lúng túng khi xác định nội dung và lựa chọn mô hình tổ chức KTQT.

Theo phân tích của các chuyên gia, thực trạng trên là do nhận thức về KTQT trong nền kinh tế thị trường chưa thống nhất và đầy đủ. Hệ thống các phương pháp của KTQT chưa được chuẩn hóa và hướng dẫn cụ thể dẫn đến quá trình cung cấp và phân tích thông tin cho nhà quản trị vẫn dựa trên các phương pháp của kế toán tài chính. Hơn nữa, các phương pháp của KTQT như so sánh, phân tích… chưa được sử dụng trong việc thiết kế các chứng từ thu thập thông tin ban đầu. Báo cáo quản trị cũng chưa được xây dựng và lập kịp thời để cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, điều kiện về cơ sở vật chất cũng như trình độ cán bộ kế toán của các DN còn hạn chế. Đây là những khó khăn mà các DN cần phải khắc phục nếu muốn triển khai, áp dụng hiệu quả KTQT.

Giúp DN áp dụng hiệu quả KTQT

Môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã và đang thay đổi theo xu hướng hội nhập toàn cầu. Sân chơi TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) và AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN) đòi hỏi các DN Việt Nam phải nâng cao năng lực quản lý, điều hành, gia tăng lợi thế cạnh tranh thông qua việc áp dụng các công cụ quản trị mới, hiệu quả, trong đó có KTQT.

Để KTQT trở thành công cụ hữu hiệu và cần thiết đối với các nhà quản trị DN, nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kế toán đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nước ban hành thêm các chính sách nhằm phân định phạm vi phản ánh của kế toán tài chính và KTQT; hướng dẫn về nội dung và phương pháp tổ chức KTQT trong từng ngành, từng loại hình DN, giúp DN tham khảo, vận dụng phù hợp vào điều kiện cụ thể của mình. Thêm nữa, Bộ Tài chính cần phối hợp với các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài để có thể xây dựng chương trình đạo tạo về KTQT, thực hiện việc cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực KTQT, tạo điều kiện cho KTQT phát triển.

Trách nhiệm giúp DN nâng cao nhận thức và hiểu rõ hơn về KTQT không chỉ thuộc về cơ quản lý mà đòi hỏi các cơ sở đào tạo và tổ chức nghề nghiệp cũng phải phát huy vai trò của mình trong việc hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác kế toán tại DN; tăng cường tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức về KTQT cho DN; đa dạng hóa các hình thức đào tạo bồi dưỡng; cải tiến phương pháp đào tạo, hiện đại hóa cơ sở vật chất và phương tiện giảng dạy.

Hơn nữa, việc ứng dụng hiệu quả KTQT còn phụ thuộc nhiều vào nhận thức và hành động của DN. Bởi vậy, khuyến nghị mà nhiều chuyên gia kế toán của các trường đại học đưa ra là DN cần có cái nhìn đúng đắn về KTQT; từ đó tự xây dựng một hệ thống chỉ tiêu KTQT cụ thể, theo sát mục tiêu quản trị đề ra và chủ động, đẩy mạnh áp dụng KTQT vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất trong quản lý, điều hành DN. Mặt khác, xu hướng hội nhập hiện nay đặt ra yêu cầu cho các nhà quản trị DN phải học hỏi kinh nghiệm KTQT hiện đại ở các nước phát triển thông qua việc tăng cường hợp tác và đào tạo, để có thể áp dụng, thực hiện KTQT như một công cụ hữu hiệu và cần thiết trong quản trị DN.

NGỌC MAI
Cùng chuyên mục
  • Quản lý khối tài sản khổng lồ của DNNN qua cơ quan chuyên trách
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Vừa qua, tại Hà Nội,Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã phối hợp với Ngân hàng thếgiới (WB) tổ chức Hội thảo cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu nhà nướcđối với vốn nhà nước tại DN: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam.Đây là dịp để CIEM lấy ý kiến và tiếp thu kinh nghiệm quốc tế cho dự thảo “Nghịđịnh về thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhànước” mà cơ quan này đang chủ trì xây dựng.
  • Kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu còn nhiều bất cập
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành một số văn bản nhằm nângcao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóaxuất, nhập khẩu (XNK), tạo thuận lợi tối đa trong thông quan hàng hóa, giảm chiphí cho DN. Tuy nhiên, theo phản ánh của các DN và kết quả khảo sát của cơ quanHải quan, hoạt động này vẫn còn nhiều rào cản, gây khó khăn cho DN.
  • Sau sự cố xả thải của Formosa: Biển miền Trung đã thực sự an toàn?
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Sáng 22/8, tại QuảngTrị, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tổ chức Hội nghị công bố hiệntrạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, sau sự cố xả thải ra môitrường biển của Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Những thông tinban đầu từ Hội nghị tương đối lạc quan, nhìn chung những báo cáo củacác chuyên gia đưa ra cho thấy một “bức tranh” môi trường biển đang dầnhồi phục. Tuy nhiên, nhiều ý kiến còn tỏ ra băn khoăn khi cho rằng, kết luậndo Bộ TN&MT công bố còn mang tính chung chung, chưa rõ ràng.
  • Xóa bỏ quy định bất cập trong đầu tư, kinh doanh
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Xuất phát từ những bất cập trong thực tiễn, việc đềxuất và thực hiện sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh được nhiềuchuyên gia đánh giá rằng đây là một sáng kiến cải thiện môi trường kinh doanh,nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia rất đáng hoan nghênh.
  • AEC đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Nhằm hướng tới mục tiêu hội nhập sâu rộng hơn, các nhà lãnh đạo ASEANđã thông qua Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến năm2025 với 5 đặc trưng: một nền kinh tế hội nhập cao và gắn kết; một ASEAN cạnhtranh, đổi mới và năng động; nâng cao kết nối và hợp tác chuyên ngành; mộtASEAN có sức bật, phát triển toàn diện, hướng tới con người và lấy con ngườilàm trung tâm; một ASEAN toàn cầu.
Kế toán quản trị: Công cụ cần thiết trong quản lý, điều hành DN