Khắc phục bất cập, chú trọng đến chất lượng tăng trưởng

(BKTO)- Chiều 23/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016- 2020; kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2019; Kết quả thực hiện dự toán NSNN 2018; dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính- NSNN 3 năm quốc gia 2019- 2021; phân bổ nguồn kinh phí còn lại và chi thường xuyên chưa sử dụng hết năm 2017; Đánh giá giữa kỳ về việc thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, kế hoạch đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.



Bày tỏ lạc quan trước những thành tựu kinh tế- xã hội đất nước song các đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ băn khoăn, lo lắng về một số vấn đề bất cập nổi cộm.

Quyết liệt thoái vốn theo lộ trình

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) bày tỏ đồng tình, phấn khởi trước sự tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu đặt ra đều đạt và vượt mục tiêu đề ra. “Thu ngân sách vượt, 3 năm liên tục xuất siêu. Đó là những con số chứng minh cho thấy điều hành kinh tế- xã hội rất tốt”- đại biểu Hùng nói.

Tuy nhiên, đại biểu Hùng còn băn khoăn về thực trạng triển khai thoái vốn tại các DN, dự án. Đề cập đến 12 dự án thua lỗ của Bộ Công Thương, đại biểu Hùng cho rằng, trong số có 3 dự án đầu tư dở dang, có dự án của Công ty Gang thép Thái Nguyên. Qua tiếp xúc cử tri cho thấy, công nhân lao động của Công ty rất tâm tư. “Chính phủ chỉ đạo thoái vốn, Bộ Công Thương chỉ đạo thoái vốn nhưng đến nay Tổng Công ty Thép vẫn chưa tổ chức thực hiện được. Tình trạng này kéo dài triền miên từ năm 2013 đến nay công nhân lao động phải gồng mình lên trả lãi suất ngân hàng”- đại biểu Hùng nêu thực tế.

Theo đại biểu, nếu Chính phủ không điều hành, Bộ Công Thương không chỉ đạo quyết liệt thì rõ ràng các công ty trong tình trạng đầu tư dở dang này đang “sống dở, chết dở”. Trong khi DN đang làm ăn có lãi thì họ lại phải gánh trên vai một dự án dở dang kéo dài rất lâu.

Vì vậy công nhân lao động mong muốn Quốc hội, Chính phủ quyết liệt thoái vốn tại các dự án dở dang này để các nhà đầu tư tiếp tục vào đầu tư. Theo tính toán, giai đoạn 2 nhà đầu tư chỉ cần đầu tư 2.000 tỷ nữa là có thể hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất và đóng thuế cho tỉnh, giải quyết thêm khoảng 3000 lao động cũng như giải quyết công ăn việc làm cho lao động các DN xung quanh. “Chính phủ cần cương quyết chỉ đạo thoái vốn theo đúng lộ trình để chính DN, nhà đầu tư và người lao động quyết định lấy sự phát triển của DN”- đại biểu Hùng kiến nghị.
                
   

Các đại biểu thảo luận tại tổ chiều 23/10- Ảnh: N. Hồng

   
Cần phân bổ ngân sách theo chỉ tiêu đầu ra

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (TP. Hà Nội) đánh giá, các chỉ tiêu kinh tế- xã hội đạt được nêu trong báo cáo của Chính phủ rất khả quan. “Các tiềm năng về kinh tế 3 năm qua tăng đều, các chỉ số kinh tế vĩ mô tương đối tốt, từ đó có thể đưa ra dự báo những mục tiêu đến năm 2020 sẽ không khó khăn để đạt được”- đại biểu bày tỏ lạc quan.

Tuy nhiên, theo đại biểu, cần nhìn lại nhiều vấn đề, đặc biệt là mô hình tăng trưởng. Chúng ta nhìn thấy tốc độ tăng năng suất lao động thấp hơn so với tốc độ tăng GDP. Nguyên nhân chính là hoạt động kinh tế đang nằm ở khu vực sản xuất có giá trị thấp, phần lớn kinh tế phụ thuộc vào công nghiệp chế tạo chế biến, nằm ở khu vực gia công có giá trị gia tăng thấp. “Nếu cứ dừng lại ở những lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp thế này thì khó để năng suất lao động tăng hơn. Chính vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là phải nghĩ tới cơ cấu nền kinh tế làm sao thay đổi thu hút đầu tư ở những lĩnh vực có giá trị gia tăng nhiều hơn” - đại biểu kiến nghị.

Nhấn mạnh thành tựu phát triển kinh tế- xã hội đạt được do nhiều nguyên nhân, đại biểu Cường cho rằng, trong đó có một nguyên nhân lớn là tạo lập môi trường kinh doanh. Chính phủ đã cương quyết cắt giảm điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, những thay đổi mới dừng lại ở Trung ương, còn nhiều vấn đề khi triển khai xuống địa phương, các cơ sở, bộ phận tiếp xúc trực tiếp với người dân. Do đó, theo đại biểu, thời gian tới cần tăng cường hơn nữa việc xem xét trách nhiệm của cơ quan thực thi chính sách ở cấp dưới, cấp cơ sở.

Đề cập tới việc tiết kiệm trong chi thường xuyên, đại biểu Cường cho rằng, kết quả đạt được là đáng mừng nhưng chi thường xuyên vẫn rất lớn, tiết kiệm trong chi thường xuyên chưa đáng kể, hiệu quả chi thường xuyên chưa đáp ứng mục tiêu đặt ra. Đại biểu cho rằng, nếu cứ tiếp tục duy trì phân bổ như hiện nay thì không bao giờ giảm được mức chi thường xuyên xuống để đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi hiệu quả.

Theo đại biểu: “Thời gian tới cần tính phân bổ lại theo chỉ tiêu đầu ra chứ không phải theo nhu cầu như hiện nay. Việc này không đơn giản nhưng nếu không hành động ngay hôm nay thì chắc chắn kế hoạch ngân sách tài chính 2021- 2025 không được thực hiện tốt. Để thay đổi được cách lập kế hoạch ngân sách giai đoạn 2021- 2025 thì ngay từ năm 2019 phải tính kế hoạch phân bổ ngân sách theo chỉ tiêu đầu ra”.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An) cũng đề nghị Chính phủ cần quan tâm đến vấn đề chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng; đồng thời chú trọng khắc phục tình trạng giải ngân chậm, đội vốn, chất lượng đầu tư công kém; tình trạng DN giải thể, phá sản tăng; tình trạng nợ đọng, thất thu thuế lớn…

Cùng đề cập đến lĩnh vực đầu tư công trung hạn, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (TP. Hà Nội) cho rằng, 3 năm kinh tế xã hội đạt nhiều kết quả tích cực nhưng cũng đủ để chúng ta nhìn nhận được những tồn tại, vướng mắc đặt ra. Điển hình như tính tập trung của việc phân bổ nguồn lực; hiệu quả của nguồn lực ngân sách.

Theo đại biểu Mai, nguồn vốn cho đầu tư phát triển là vốn đi vay, nhưng khi phân bổ, chúng ta chú trọng nhiều hơn ở cách chia tiền mà chưa giám sát được dự án, kiểm soát được tính hiệu quả. Trong khi đó, chất lượng công trình dự án hiện nay cũng đang là vấn đề nổi cộm, gần đây nhất là cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. “Tiền đi vay thì thế hệ sau phải trả, nên phải sử dụng một cách hết sức thận trọng”- Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai bày tỏ quan điểm.

N. HỒNG
Cùng chuyên mục
  • Tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm chính sách trong Luật Đầu tư công
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều 23/10, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình Quốc hội Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công. Theo tờ trình của Chính, việc sửa đổi, bổ sung Dự án Luật lần này tập trung vào các quy định liên quan đến 3 nhóm chính sách chủ yếu nhằm “gỡ” những vướng mắc, tồn tại của Luật Đầu tư công hiện hành.
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đắc cử chức vụ Chủ tịch nước
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều 23/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã công bố kết quả bầu Chủ tịch nước. Với đa số phiếu tán thành, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính thức được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021.
  • Lồng ghép nguồn vốn, ưu tiên nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về đánh giá giữa kỳ thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 (Nghị quyết 100), Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội kiến nghị Quốc hội tiếp tục bố trí kinh phí để thực hiện 2 Chương trình Mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trong 2 năm còn lại (2018- 2019); đồng thời đề nghị Chính phủ tính toán khả năng nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn để ưu tiên nguồn lực nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 100 trong 2 năm cuối.
  • Giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước
    6 năm trước Đối nội
    ((BKTO) - Chiều 22/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trình bày tờ trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trân trọng giới thiệu Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng- đại biểu Quốc hội khóa XIV, để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016- 2021.
  • Củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Sáng 22/10, báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế- xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã điểm lại nhiều kết quả nổi bật trong điều hành kinh tế- xã hội năm 2018; đồng thời khẳng định Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục hành động quyết liệt; ra sức khắc phục hạn chế, yếu kém; nỗ lực phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016 - 2020.
Khắc phục bất cập, chú trọng đến chất lượng tăng trưởng