Khai mạc Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(BKTO) - Sáng 10/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khai mạc Phiên họp lần thứ 22, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5.

100420230847-z4251677960523_fd40fdf97eee07c84db34f5671381940.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: VPQH

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Phiên họp này diễn ra trong 2 ngày với nhiều nội dung quan trọng, trong đó, UBTVQH cho ý kiến chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Sau phiên họp thứ 22 này, UBTVQH cũng sẽ có phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật.

Về nội dung của Phiên họp thứ 22, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, thứ nhất, UBTVQH cho ý kiến về các nội dung dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.

Theo đó, UBTVQH sẽ cho ý kiến về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, nhiệm kỳ này, công tác lập pháp được tiến hành hệ thống, bài bản. Trong 137 nhiệm vụ lập pháp trong kế hoạch đã thực hiện xong 111 nhiệm vụ, có 24 nhiệm vụ lập pháp đã được chuyển thành đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Quốc hội và UBTVQH xem xét thông qua; nhiều nhiệm vụ nghiên cứu, rà soát sẽ được tiếp tục đề xuất trong thời gian tới.

Về dự kiến Chương trình năm 2024, nếu không có gì thay đổi thì sẽ có cả sáng kiến lập pháp của đại biểu Quốc hội về Dự án Luật Bản dạng giới. Đây cũng là nét mới, một số khóa trước cũng đã có sáng kiến lập pháp của đại biểu Quốc hội nhưng chưa được thông qua.

Trong công tác giám sát, tại Phiên họp này, UBTVQH sẽ cho ý kiến về Báo cáo của Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội về chuyên đề "Việc huy động quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và việc thực hiện chính sách pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng".

Đồng thời, UBTVQH sẽ cho ý kiến để trình với Quốc hội lựa chọn quyết định các chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2024. Chủ tịch Quốc hội cho biết, trên cơ sở đề xuất của các Đoàn đại biểu Quốc hội, ý kiến của cử tri, các đại biểu Quốc hội và qua theo dõi tình hình thực tiễn đề xuất nhiều chuyên đề khác nhau, Tổng Thư ký sẽ lựa chọn khoảng 7 chuyên đề, xếp theo thứ tự ưu tiên và trình với UBTVQH để chọn 5 trong 7 chuyên đề này. Từ đó sẽ trình ra Quốc hội xem xét để quyết định lựa chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao và 2 chuyên đề giao cho UBTVQH tổ chức giám sát.

Nhấn mạnh quy trình lựa chọn chuyên đề giám sát đến nay đã được thực hiện một cách bài bản, đúng quy định, Chủ tịch Quốc hội đề nghị UBTVQH, các cơ quan của Chính phủ tìm ra trọng tâm, trọng điểm cho đúng, cho trúng trong năm tới, nhất là những vấn đề thực tiễn hiện nay để tháo gỡ những điểm nghẽn, những vướng mắc, với tinh thần công tác lập pháp là để kiến tạo, phát triển, công tác giám sát cũng là để kiến tạo, phát triển.

Thứ hai, UBTVQH sẽ cho ý kiến về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 4 và việc chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Kỳ họp thứ 5 là kỳ họp hết sức quan trọng, trọng tâm là công tác lập pháp. Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến với tổng số 20 dự án luật và dự thảo nghị quyết, số lượng gấp đôi so với những kỳ họp bình thường.

Trong số những nội dung này, có 6 dự án luật đã được Quốc hội đã cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 và vừa qua được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, trình UBTVQH và Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách; về cơ bản cũng đã đạt được sự đồng thuận giữa cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, được đại biểu Quốc hội chuyên trách đánh giá cao.

Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần thứ hai đối với Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi đã tiếp thu hoàn thiện theo ý kiến của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 và qua tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, ý kiến của cử tri.

Đồng thời, Quốc hội sẽ xem xét, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2022, kết quả sơ bộ và tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2023 và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Nhấn mạnh dự kiến thời gian của Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khá dài, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị UBTVQH cho ý kiến cụ thể về cách bố trí thời gian, cách thức tổ chức kỳ họp để có được kết quả tốt nhất.

100420230853-z4251676656060_286fb511ac0ae4655fd5952b8436ed3f.jpg
Toàn cảnh Phiên họp. Ảnh: VPQH

Thứ ba, UBTVQH sẽ xem xét, cho ý kiến quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Cụ thể là xem xét Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; cho ý kiến về việc cho phép sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; xem xét, quyết định phương án phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Đồng thời, theo thường lệ, tại Phiên họp này, UBTVQH cũng sẽ xem xét công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3/2023.

Cùng chuyên mục
  • Điện Biên cần chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng giao thông
    một năm trước Đối nội
    (BKTO) - Đây là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên, đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, quý I/2023 của Điện Biên, đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới và giải quyết một số kiến nghị của tỉnh, ngày 9/4.
  • Công khai, minh bạch trong định giá đất
    một năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chỉ ra những bất cập trong định giá đất là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những tiêu cực, khiếu kiện về đất đai thời gian qua, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ngày 07/4, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục làm rõ quy định về phương pháp, cơ sở xác định giá đất… để bảo đảm công khai, minh bạch.
  • Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ sẵn sàng để thực hiện giao dịch điện tử mở rộng
    một năm trước Đối nội
    (BKTO) - “Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh là dựa trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hiện nay đã sẵn sàng, đảm bảo an toàn tin cậy” – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng giải trình làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội về việc mở rộng phạm vi áp dụng giao dịch điện tử trong đời sống xã hội.
  • Dự thảo Luật Giá (sửa đổi): Cần quy định chặt chẽ về thẩm định giá
    một năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, sáng 06/4, các đại biểu Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Giá (sửa đổi). Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần có những quy định cụ thể, chặt chẽ để kiểm soát công tác thẩm định giá, bảo đảm chất lượng thẩm định giá…
  • Luật hóa để giải quyết các vướng mắc về mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế
    một năm trước Đối nội
    (BKTO) - Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) đã được chỉnh lý nhiều điều, khoản để luật hóa, giải quyết các khó khăn, vướng mắc đang được dư luận quan tâm về vấn đề mua thuốc, trang thiết bị y tế. Đây cũng là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.
Khai mạc Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội