Kiểm toán Nhà nước được ủng hộ truy cập dữ liệu điện tử doanh nghiệp

(BKTO) - Nhiều ý kiến ủng hộ việc Kiểm toán Nhà nước có thể xem dữ liệu của doanh nghiệp nhưng yêu cầu nêu rõ cơ chế phân quyền truy cập ngay trong Luật.



Sáng 12/8, Uỷ ban thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 36, thảo luận về dự thảo Luật Kiểm toán Nhà nước sửa đổi. Về đề xuất bổ sung quyền truy cập dữ liệu điện tử, phần mềm ứng dụng của cơ quan Kiểm toán, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải nói, thường trực cơ quan này đồng ý.Tuy nhiên, dữ liệu điện tử, phần mềm ứng dụng có nhiều loại thông tin, có cả mật, tối mật, tuyệt mật. Đồng thời việc truy cập đòi hỏi trình độ nhất định về công nghệ thông tin.

"Để quản lý, giám sát kiểm toán viên và truy cứu trách nhiệm khi xảy ra vi phạm, sự cố thì cần quy định điều kiện về trình độ và phân quyền truy cập phù hợp với từng cấp độ kiểm toán viên", ông Hải nói.

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng cho rằng, việc truy cập dữ liệu điện tử với cơ quan kiểm toán là cần thiết, nhưng "quyền hạn truy cập tới đâu phải làm rõ ngay trong dự Luật".

"Nếu bất cứ dữ liệu nào kiểm toán viên cũng có quyền truy cập là vi phạm quyền công dân. Quy định không rõ sẽ chồng chéo với những luật khác đã có như Luật An ninh mạng...", ông Hiển lưu ý.

Sau đó, Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc giải thích, dự Luật lần này đã bổ sung nội dung về trách nhiệm, phân quyền truy cập, chịu trách nhiệm trước pháp luật của Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán viên về tính bảo mật dữ liệu truy cập.

So với dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp 7 (tháng 5/2019), lần này ban soạn thảo - Kiểm toán Nhà nước xin ý kiến các thành viên Uỷ ban thường vụ việc sửa nhiệm vụ "thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng" thành "xem xét, quyết định việc kiểm toán khi có đề nghị của Chính phủ, Thủ tướng".

                
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội
   

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

   

Theo Luật Kiểm toán Nhà nước 2015, Thủ tướng có quyền yêu cầu kiểm toán Nhà nước thực hiện một số cuộc kiểm toán. Yêu cầu này, theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là "đúng, chính đáng", bởi thực tiễn điều hành, quản lý Chính phủ, Thủ tướng phát hiện những vấn đề cần phải có cơ quan kiểm toán vào cuộc, làm rõ. Song bà cho rằng, dự Luật Kiểm toán Nhà nước sửa đổi lần này cần quy định rõ cơ chế để tránh hiện tượng "ai cũng có thể chỉ đạo kiểm toán".

"Kiểm toán Nhà nước trước hết phải thực hiện kế hoạch kiểm toán Quốc hội đã phê duyệt. Những yêu cầu của các cơ quan khác, không phải Quốc hội thì có phải báo cáo không? Nếu quá nhiều chỉ đạo ngoài kế hoạch kiểm toán đã được duyệt thì Nghị quyết của Quốc hội thế nào", bà Ngân đặt câu hỏi.

Theo Chủ tịch Quốc hội, kiểm toán không thể đáp ứng được hết các yêu cầu với nguồn lực, con người hiện nay nên trước tiên phải thực hiện theo sát Nghị quyết Quốc hội. Và riêng nhiệm vụ hàng năm phải làm của Kiểm toán Nhà nước theo Nghị quyết Quốc hội theo bà "đã rất nhiều".

"Tôi khẳng định lạinhu cầu kiểm toán luôn gắn với thực tiễn quản lý, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng. Do đó, thẩm quyền yêu cầu cần kiểm toán của Thủ tướng, Chính phủ là đúng, có trong thực tế, nhưng phải quy định trong luật này như thế nào để tránh mâu thuẫn với Nghị quyết Quốc hội", Chủ tịch Kim Ngân nhấn mạnh.

Trong khi đó, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, nên mở rộng thẩm quyền đề nghị kiểm toán cho các chủ thể khác nhau, ngoài Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Song, cơ quan kiểm toán có thực hiện theo những đề nghị này hay không thì "phải có sự xem xét, bổ sung vào kế hoạch kiểm toán đã được Quốc hội phê duyệt".

Với tư cách cơ quan thẩm tra, ông Nguyễn Đức Hải - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách cho hay, thường trực Uỷ ban đồng ý với đề xuất của Kiểm toán Nhà nước để "kiểm toán bảo đảm nguồn lực, chủ động hơn trong thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được Quốc hội quyết định". Tuy nhiên, theo ông Hải, Kiểm toán Nhà nước cần giải trình rõ hơn, thống kê và đánh giá tác động khi thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng đã yêu cầu kiểm toán thực hiện từ khi Luật này có hiệu lực đến nay.

"Cơ quan kiểm toán cần làm rõ mức độ ảnh hưởng đến kế hoạch, chất lượng các kiểm toán để có căn cứ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định", ông Hải nêu.

Theo Anh Minh
vnexpress.net

Cùng chuyên mục
  • Kiểm toán nhà nước có quyền truy cập dữ liệu của doanh nghiệp?
    5 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành quy định cho phép cơ quan kiểm toán và kiểm toán viên nhà nước có quyền truy cập dữ liệu điện tử, phần mềm ứng dụng của cơ quan bị kiểm toán. Điều này là cần thiết, song phải quy định rõ phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan kiểm toán và kiểm toán viên nhà nước.
  • Bất cập trong thu và sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp
    5 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Qua kiểm toán Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển DN giai đoạn 2011-2017 tại Bộ Tài chính, 24 tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) nhà nước và một số địa phương, KTNN đã chỉ ra nhiều bất cập trong công tác thu, quản lý và sử dụng nguồn Quỹ. Từ đó, KTNN đề nghị Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết về quản lý, sử dụng tiền thu từ chuyển đổi sở hữu DNNN, thoái vốn nhà nước tại DN, trong đó, quy định chế tài đủ mạnh để đảm bảo thu đầy đủ, kịp thời về Quỹ như đang áp dụng với nguồn thu NSNN.
  • Kiểm toán công tác quản lý, sử dụng đất đai  luôn là ưu tiên hàng đầu của Kiểm toán Nhà nước
    5 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Công tác quản lý, sử dụng đất đai đang được đánh giá là một trong những lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, thất thoát nhất hiện nay. Chính vì vậy, trong kế hoạch kiểm toán của KTNN những năm gần đây, lĩnh vực này luôn được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Riêng trong năm 2019, công tác quản lý, sử dụng đất được KTNN thực hiện kiểm toán bằng các chuyên đề chuyên sâu và có quy mô lớn.
  • Đảm bảo tiến độ, chất lượng thực hiện Kế hoạch kiểm toán
    5 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Tính đến thời điểm hiện tại, toàn Ngành đã hoàn thành hơn một nửa Kế hoạch kiểm toán (KHKT) năm 2019 với nhiều kết quả khả quan, trong đó, nhiều cuộc kiểm toán được ghi nhận và đánh giá cao cả về tiến độ lẫn chất lượng kiểm toán. Từ nay đến cuối năm, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Tổng Kiểm toán Nhà nước xác định là tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo kế hoạch, đẩy nhanh tiến độ phát hành báo cáo kiểm toán của các cuộc kiểm toán đã kết thúc.
  • Áp dụng IFRS tại các nước đang phát triển- kinh nghiệm và giải pháp cho Việt Nam
    5 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Sáng 6/8, tại Hà Nội, Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA) đã phối hợp cùng Hiệp hội Kế toán công chứng Australia (CPAA) tổ chức Hội thảo “Áp dụng IFRS tại các nước đang phát triển- kinh nghiệm và giải pháp cho Việt Nam”.
Kiểm toán Nhà nước được ủng hộ truy cập dữ liệu điện tử doanh nghiệp